Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?

Cỡ chữ:
A A
Những người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là điều khá nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn. Khoai lang là món ăn bổ dưỡng cho người bình thường tuy nhiên người bị tiểu đường thai kỳ được ăn khoai lang không?

Mặc dù chỉ số đường huyết trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng cũng có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 2 cho người mẹ. Chính vì thế, bà bầu cần chú ý theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết.

1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thực tế thì hầu như các mẹ bầu chỉ phát hiện bị tiểu đường thai kỳ khi được các bác sĩ kiểm tra nước tiểu hoặc lượng đường trong máu. Nhưng một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy rõ ở người bị tiểu đường thai kỳ đó là:

– Thường xuyên cảm thấy khát nước: Những trường hợp mẹ bầu đã uống đủ lượng nước được khuyến cáo trong ngày thế nhưng bạn vẫn thường xuyên thấy khát và phải thức nửa đêm để uống thêm nhiều nước. Đây là triệu chứng ban đầu của chứng tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu gia tăng vượt quá mức khiến cho mẹ bầu phải “giải quyết nỗi buồn” thường xuyên hơn.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang 1
Bà bầu bị  tiểu đường cảm thấy khát nước thường xuyên (ảnh: Internet)

– Tiểu tiện nhiều hơn: Dù chưa bước vào tam cá nguyệt thứ ba nhưng mẹ bầu đã đi tiểu nhiều hơn và đi lượng nhiều nước thì nên “coi chừng” tiểu đường đang ghé thăm. Nguyên nhân là do lượng glucose quá cao, vượt mức khiến tình trạng tồn đọng trong máu do không được chuyển hóa hết kéo theo thận phải làm việc bằng cách xả vào nước tiểu.

– Nhiễm nấm vùng kín: Phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm nhưng không thể vệ sinh sạch sẽ bằng những loại thuốc hoặc kem xức chống khuẩn bình thường. Điều này sẽ là tác nhân khiến các loại nấm men cũng như vi khuẩn có thêm điều kiện sinh sôi nảy nở và nguy cơ dẫn tới nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai tăng cao.

– Sụt cân và luôn cảm thấy mệt mỏi: Nguyên nhân là do insulin trong cơ thể không được chuyển hóa hết glucose thành năng lượng khiến cho cơ thể thai phụ liên tục có cảm giác thèm ăn, đói bụng.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang 3
Bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và bị sụt cân (ảnh: Internet)

– Mắt bị mờ trong thời gian ngắn: Lượng glucose trong máu gia tăng đột ngột mà cơ thể phụ nữ mang thai vẫn chưa kịp thích nghi gây ra.

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu chi tiết triệu chứng bệnh tiểu đường TẠI ĐÂY

2. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Tuyến tụy sẽ sản xuất chất Insulin. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm chảy vào máu, Insulin là chất có vai trò giúp chuyển glucose từ máu tới những tế bào trong cơ thể để dùng làm năng lượng.

Trong quá trình mang thai, nhau thai bao quanh bé phát triển và sản xuất cao 1 loạt các kích thích tố. Hầu hết tất cả chúng đều làm giảm tác động của insulin ở các mô, nâng cao đường trong máu. Khi em bé phát triển hơn thì nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn, do đó nó hạn chế các công dụng của insulin làm lượng đường trong máu tăng lên đến 1 mức độ nó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của bé. Chỉ số tiểu đường trong quá trình mang thai cho phép là 50 – 100 mg/dL.

cta kiến thức tiểu đườngCHI TIẾT – ĐẦY ĐỦ: Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân bệnh tiểu đường 

3. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Khi bị tiểu đường thai kỳ mà không thể kiểm soát thì lượng đường trong máu bị thừa sẽ làm cho thai nhi phát triển quá lớn, bé sinh ra. Nếu không kiểm soát khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường thừa trong máu sẽ khiến thai nhi phát triển quá lớn, bé sinh ra có thể nặng từ trên 4kg.

Để đề phòng ngừa các vấn đề xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi và điều trị để kiểm soát được lượng đường huyết. Thường lượng đường trong máu của thai phụ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh em bé.

Con của các bà mẹ bị tiểu đường trong quá trình mang thai không bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vì vấn đề sức khỏe cần cho các bé thường xuyên đi khám và được xét nghiệm sau khi sinh cho tới khi lượng đường huyết ổn định và tiếp tục đều đặn trong 24 tiếng đầu tiên.

Một số trường hợp khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ, bé bị vàng da, bé có nguy cơ gia tăng những vấn đề với phát triển kỹ năng vận động, có nguy cơ cao dẫn tới bệnh béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2 sau này.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang 4
Kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ để bé sinh ra khỏe mạnh (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCùng tìm hiểu rõ thêm về sự ảnh hưởng của tiểu đường đến thai nhi tại bài viết: “Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

4. Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn gì thì tốt?

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên hạn chế chất ngọt và tinh bột là nguyên tắc ăn uống cho những phụ nữ mang thai bị tiểu đường. Do toàn cơ thể họ đều thuộc loại âm hư nên cần ăn những thực phẩm bổ âm giải nhiệt như là mộc nhĩ trắng, bách hợp…

Tiểu đường thai kỳ ăn gì? Các loại thức ăn có chỉ số glucose máu thấp (chậm glucose) như: khoai, cơm, mỳ luộc, rau xanh như mướp đắng, bí xanh, hoa quả thì nên ăn táo, bưởi, thanh long, nước râu ngô và vẫn cần ăn đủ calo, đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và cho thai phát triển (1.500 – 1.800Kcal/ngày).

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang 6
Ăn bưởi rất tốt cho người tiểu đường thai kỳ (ảnh: Internet)

Ăn vẫn phải chia làm nhiều bữa nhỏ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nhưng, phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, không nên dùng đường hoá học và cần cung cấp đủ protein.

Bên cạnh chế độ ăn uống ra thì người tiểu đường thai kỳ vẫn phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết, phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, trước và sau khi ăn 2 giờ không được uống thuốc hạ đường huyết.

Việc bổ sung thêm sắt, vitamin D, canxi là điều cần thiết. Nếu phụ nữ mang thai đang điều trị ngoại trú bằng insulin nhưng đường huyết không ổn định thì cần phải đưa vào điều trị nội trú trước và sau khi đẻ.

cta kiến thức tiểu đườngPhương pháp trị liệu insulin giúp bạn luôn giữ chỉ số đường huyết an toàn. XEM NGAY 

5. Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Khoai lang là một thức ăn có vị ngọt cũng như tinh bột, thế nên khoai lang thường bị các mẹ loại khỏi thực đơn của mình.

Nhưng theo như nghiên cứu cho thấy chỉ số đường huyết của khoai lang khi được nấu chín vừa phải là 54%. Trong khi đó chỉ số này vẫn đứng sau so với gạo trắng là 83%.

Chính vì thế mà ngược với suy nghĩ của các mẹ, nếu biết cách sử dụng khoai lang, nó còn có tác dụng giúp kiểm soát và ngăn ngừa tăng đường huyết.

Khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Việc ăn khoai lang còn giúp máu được lọc sạch; kiểm soát nhịp tim; xương cốt được cải thiện nhờ iron và calci; giúp tăng cường thị lực,…

cta kiến thức tiểu đườngCùng tìm hiểu về: “Những loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

6. Lợi ích của khoai lang với bà bầu

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nó được ví như là “thực phẩm cân bằng dưỡng chất” với giá trị dinh dưỡng khá cao so với những thực phẩm khác.

Đặc biệt khoai lang lại cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai bởi là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin B1, C, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể cũng như nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, magie, natri, kali, canxi,… Chính vì thế, khi mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên mỗi ngày là cách giúp cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho toàn cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai lang còn giúp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu bởi có hàm lượng chất xơ cao, các axit amin, nhờ đó nó sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, giải độc, giúp nhuận tràng.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang 5
Khoai lang là loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng (ảnh: Internet)

7. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào?

Cách tiêu thụ cũng như chế biến khoai lang sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường huyết của thai phụ. Nếu ăn khoai lang không đúng cách sẽ gây khó khăn cho chị em bị tiểu đường thai kỳ.

– Nếu như mẹ bầu bị tiểu đường vậy không nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp mà hãy ăn khoai nướng, chiên cả vỏ bằng một lượng vừa phải.

– Nên ăn vào buổi trưa vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 – 5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể và ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi.

– Ăn khoai lang vừa phải, theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp mang lại những điều tốt nhất cho các bà bầu khi bị bệnh mà không gây tăng lượng đường trong máu.

– Không nên ăn khoai lang với dưa chua hoặc củ cải muối.

– Không ăn khoai lang sống.

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ có sự suy giảm đáng kể. Nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe mẹ bầu rất dễ bị mắc nhiều loại bệnh. Trong khi đó, căn bệnh tiểu đường lại là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây nên dị tật cho trẻ. Bạn nên nắm rõ tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang và cách ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bạn đang xem bài viết:Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Loại bệnh tiểu đường thường sẽ không có kết quả chẩn đoán ngay vào...
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Các nhà khoa học đã chứng minh: trong thời kỳ mang thai, nếu người...
Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có một chế độ ăn hợp lý là rất quan...
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Bệnh tiểu đường thai kỳ là “Bất thường của sự trao đổi chất đường”...
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để ngăn...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường