Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được thịt chó không?
Danh mục nội dung
1. Người tiểu đường cần lưu ý những gì khi chọn đồ ăn
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tiểu được có ăn được thịt chó không“, chúng ta phải biết về tiểu đường là gì, người tiểu đường cần chú ý những gì?
Tiểu đường là gì?
Hiện nay bệnh tiểu đường đang dần trở nên lan rộng không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Bệnh tiểu đường, theo y học còn được gọi là bệnh đái tháo đường, là một loại bệnh do rối loạn chuyển hóa mạn tính mà ngày nay rất phổ biến. Khi chúng ta mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ bị hạn chế khả năng sử dụng đường và suy giảm khả năng sản xuất hormone insulin. Khi chúng ta có lượng đường trong máu quá cao có nghĩa là chúng ta đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể gây nguy hại đến các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường
– Giảm cân: Sút cân nghiêm trọng dù ăn nhiều và bổ sung dinh dưỡng liên tục chính là một trong những dấu hiệu quan trọng nhận biết bệnh tiểu đường. Khi cơ thể không thể sản sinh năng lượng từ thức ăn, sẽ lấy năng lượng từ mỡ và cơ, khi bạn không hề điều chỉnh bữa ăn và ăn nhiều, cân nặng cũng bị giảm liên tục.
– Thèm ăn: Cảm giác thèm ăn liên tục thường đến, đặc biệt là thèm ngọt, điều này lý giải do lượng đường bị lưu lại trong máu, không thể tạo thành năng lượng, người bệnh có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn.
– Thường xuyên đi tiểu: Đây là một dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
– Khó ngủ và mất ngủ: Những người mắc bệnh tiểu đường thường mất ngủ vào đêm, buồn đi tiểu liên tục, đôi khi còn xuất hiện cả hội chứng ngưng thở khi đang ngủ.
– Tê bì, mất cảm giác ở chân: Có rất nhiều trường hợp những bộ phận này không được lưu thông máu dẫn tới tê liệt tạm thời.
– Khi ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn có thể bị khô da, ngứa hoặc sạm da do nồng độ insulin trong máu tăng lên.
– Luôn mệt mỏi: Bên cạnh việc bị mất ngủ, cơ thể của người bị tiểu đường cũng xuất hiện trạng thái mệt mỏi, đó là do có sự gia tăng của đường huyết.
– Huyết áp tăng cao: Nếu bạn có một số triệu chứng ở trên, có thể nhờ bác sĩ kiểm tra huyết áp, bình thường là 140/90, nếu bị tiểu đường tuýp 2 chỉ số sẽ không cao hơn 135/80.
Người tiểu đường cần chú ý những gì?
Tiểu đường có ăn được thịt chó không chỉ là một trong số những thắc mắc của người bệnh. Có rất nhiều mà người tiểu đường phải thường xuyên chú ý, đặc biệt là trong quá trình ăn uống, tiếp thu chất dinh dưỡng. Nếu không kiểm soát tốt, chỉ số đường huyết thay đổi ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là loại dinh dưỡng có giá trị đặc biệt là với người bị tiểu đường. Chất xơ không chỉ giúp bạn no lâu mà giúp bạn không ăn quá nhiều bữa trong ngày, giảm nguy cơ béo phì. Nếu bạn ăn một bữa sáng giàu chất xơ trong ngày bao gồm bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên cám, hoa quả và rau giúp ổn định đường huyết.
Tuyệt đối không bỏ bữa
Thói quen bỏ bữa sẽ là nhân tố làm ảnh hưởng đến lượng calo được hấp thụ, bình thường người nào hay bỏ bữa sẽ có thói quen ăn vặt, sau đó vì đói mà tập trung ăn nhiều vào một lúc, điều này vô cùng có hai. Đó là lý do vì sao bạn nên duy trì tần suất và giờ ăn của các bữa ăn. Ví dụ nếu cảm thấy đói vào bữa tối, hãy ăn thêm hoa quả, giảm đi phần ăn chính. Bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…
Không uống đồ uống có đường
Nhiều người trẻ hay có thói quen uống các đồ uống ngọt, đồ uống có ga… khiến có thể mất cân bằng chỉ số đường huyết, thực tế những loại này chỉ có tác dụng “đã” khát tạm thời. Hàm lượng đường cao trong các loại đồ uống như soda, nước ép trái cây có khả năng sẽ làm tăng đường huyết, ngày càng làm tăng cảm giác khát hơn, dẫn đến đi tiểu nhiều hơn, nạp nhiều calo nhiều hơn, từ đó sẽ bị tăng cân, béo phì. Tốt nhất nên duy trì lượng nước trong ngày bằng cách tăng cường bổ sung các loại chất lỏng như nước dừa, nước lúa mạch, sữa bơ hoặc nước, không uống đồ uống chứa carbonat hoặc soda.
Hạn chế sử dụng rượu
Uống nhiều rượu có thể làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, từ đó làm tăng đường huyết, không chỉ vậy còn có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần hạn chế uống rượu, chỉ nên uống tối đa là một chén (30ml) mỗi ngày, uống quá nhiều rượu có thể khiến đường huyết tăng hoặc giảm.
Ưu tiên các loại đường tự nhiên
Những loại đường nhân tạo sẽ làm gia tăng khả năng bị tiểu đường, chính vì vậy hãy dùng các loại đường tự nhiên nhiều dinh dưỡng. Hạn chế khả năng tăng đường huyết, cần chú ý rằng đường tự nhiên như hoa quả và chà là ít gây thèm đường hơn, vì đường từ trái cây chậm hấp thu vào máu hơn và do vậy, giữ cho đường huyết ổn định lâu hơn. Hơn nữa, chúng tự nhiên được tiêu hóa chậm hơn và đi vào máu đều đặn hơn.
Thường xuyên luyện tập thể dục
Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.
2. Người bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt chó không?
Thịt chó là món ăn khoái khẩu của đại đa số người dân Việt Nam, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại thịt chó vẫn là chủ đề bàn cãi của nhiều nghiên cứu về giá trị và việc ăn thịt chó hai hay lợi cho cơ thể.
Thịt chó chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipid, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, Vitamin C, canxi, sắt. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu và ậm ạch do cơ thể phải hấp thụ một lượng đạm quá nhiều nhưng chưa kịp tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, gan và thận của bạn sẽ phải làm việc hết công suất, dẫn đến quá tải, ảnh hướng xấu tới chức năng gan, thận. Chưa kể là nhiều loại thực phẩm làm từ thịt chó không đảm bảo an toàn có khả năng sẽ có sán gây bệnh như mù mắt, điên loạn…
Những người tuyệt đối không được ăn thịt chó đó là:
– Người bị bệnh mạch máu não: thịt chó thuộc tính nóng dễ dẫn đến cao huyết áp nên người bị bệnh này tuyệt đối không nên ăn vì có khả năng bị vỡ mạch máu.
– Phụ nữ mang thai: Trong thịt chó có quá nhiều chất đạm, việc cơ thể nạp nhiều chất đạm sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, cản trở quá trình nạp năng lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
– Người bị bệnh gan: Bệnh nhân viêm gan, gan nóng tuyệt đối không được ăn thịt chó vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
– Người bị mụn nhọt: Những người bị mụn viêm cũng không nên ăn thịt chó vì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và lở loét nặng, vết thương khó lành.
– Người có thể trạng yếu: Mặc dù cũng chứa một hàm lượng đạm nhất định nhưng thịt chó vẫn chứa nhiều yếu tố độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến những người có thể trạng yếu.
Và đặc biệt người bị tiểu đường, đái tháo đường không nên ăn thịt chó.
Thịt chó là món ăn chứa nhiều đạm, không tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch hay máu nhiễm mỡ. Theo các bác sĩ, những người bị mắc các chứng bệnh trên nếu ăn thịt chó sẽ vô tình khiến bệnh càng trở nên trầm trọng, đau đớn nhiều hơn.
Chính vì vậy, nếu bạn còn thắc mắc bị tiểu đường có ăn được thịt chó không thì giờ đây bạn đã có được câu trả lời. Mặc dù là một món ăn được nhiều người yêu thích và cũng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng thịt chó lại không phải là thực phẩm an toàn với người bệnh, trong trường hợp muốn sử dụng do quá thèm hoặc có nhu cầu ăn, người bệnh phải đặc biệt chú ý tư vấn của bác sĩ, theo dõi tình trạng bệnh một cách nghiêm ngặt, ăn ở mức vừa phải.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được thịt chó không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/