Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Cỡ chữ:
A A
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn cơm cho cơ thể cân bằng dinh dưỡng, ăn gạo lứt giàu chất xơ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

1. Ăn cơm giúp cân bằng dinh dưỡng

Đại học Y khoa Baylor đã tiến hành một nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng mà cơm mang lại. Theo báo cáo đưa ra, sử dụng cơm trong bữa chính sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thu nhiều chất xơ

Giáo sư Terry (Dinh dưỡng học) tại Đại học cho biết: “Những người ăn gạo có xu hướng ăn nhiều rau, trái cây và đậu, tiêu thụ ít đồ ăn nhiều axit béo bão hòa, muối và đường. Mặt khác, gạo cũng bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như chất xơ, kali, magie, sắt và axit folic”. 

So với gạo trắng, gạo lứt chưa được loại chưa được đánh bóng rất giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin B, magie… vì vậy nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả, có thể cải thiện dinh dưỡng. 

Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Bởi vì trong quá trình làm trắng, các thành phần giàu vitamin và khoáng chất trên lớp vỏ bên ngoài, lớp nội mạc và mầm gạo sẽ bị loại bỏ, đồng thời còn làm mất chất xơ của gạo. Trong khi đó đây là chất có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường huyết sau khi ăn nên góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Giáo sư Terry nhấn mạnh: “Người châu Á là những người hay ăn cơm trong bữa chính. Gần đây, số lượng người Mỹ gốc Á tăng nên lượng tiêu thụ gạo trong 10 năm cũng tăng. Tuy nhiên gạo được sử dụng nhiều ở đây là gạo trắng đã được đánh bóng. Nhiều người vẫn chưa nhận ra được tác dụng tuyệt vời của gạo lứt”.

2. Các thành phần của gạo lứt giúp cân bằng lượng đường huyết

So với gạo đã được đánh bóng thì gạo lứt nguyên chất khó tiêu, khó nhai nên có chỉ số đường huyết thấp, không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Theo nghiên cứu gần đây, trong gạo lứt có thành phần γ-oryzanol có khả năng thúc đẩy sự hình thành và tái tạo các tế bào β tiết ra insulin và làm giảm mức đường huyết.

2.1. Chất xơ và các thành phần khác trong gạo lứt

Chất xơ là loại chất có trong thực phẩm được tiêu hóa bởi các enzym tiêu hóa, là chất  cần thiết để tổ chức nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ hấp phụ lipid, đường, natri… sau đó bài tiết ra bên ngoài cơ thể. Nếu cơ thể được hấp thu nhiều chất xơ, sẽ có thể phòng ngừa hoặc cải thiện các bệnh như bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu

Các loại chất xơ:

Chất xơ hoạt động trong ruột già mà không được hấp thụ ở ruột non

(1)Chất xơ hòa tan trong nước

– Gồm có: Pectin có trong trái cây, axit alginic có nhiều trong tảo biển như tảo bẹ và rong biển, β-glucan có trong lúa mạch, 

– Tác dụng: Tăng cường các loại vi khuẩn tốt, cải thiện môi trường đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate trong ruột non, ức chế sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu, cân bằng mức cholesterol trong máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

(2)Chất xơ không hòa tan

– Bao gồm cellulose và hemicellulose, là thành phần của thành tế bào thực vật, có nhiều trong ngũ cốc, rau, khoai tây, đậu, trái cây và nấm.

– Có tác dụng hút nước trong ruột và nở ra để để tăng thể tích phân, rút ngắn thời gian cần để đi qua ruột già, chống táo bón, đồng thời ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 2

Thành phần có chức năng tương tự như chất xơ:

(3)Tinh bột kháng

– Có trong gạo lứt, hạt kê và ngũ cốc nguyên hạt, có chức năng tương tự như chất xơ.

– Đi đến ruột già mà không bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, trở thành thức ăn cho vi khuẩn tốt sống trong ruột già, thúc đẩy sức khỏe đường ruột.

3. Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2

Một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard đã đưa ra kết luận như sau: “Nếu thay thế ⅓  gạo trắng ăn trong bữa ăn hàng ngày bằng gạo lứt chưa đánh bóng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm đáng kể”. Đây là kết quả của  Khảo sát sức khỏe y tá (NHS) được thực hiện tại Hoa Kỳ khảo sát mối quan hệ giữa gạo trắng, gạo lứt với tiểu đường tuýp 2. 

Khảo sát sức khỏe y tá (NHS) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc ăn gạo trắng và gạo lứt với bệnh tiểu đường tuýp 2. Đối tượng của nghiên cứu là 157.463 phụ nữ và 39.765 nam giới tham gia Nghiên cứu theo dõi nhân viên chăm sóc sức khỏe (HPFS). 

Nhóm nghiên cứu chia thành nhóm 1 và nhóm 2: 

– Nhóm 1: 5.500 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 được theo dõi trong 22 năm

– Nhóm 2 : 2.359 người mắc bệnh theo dõi trong 14 năm.

– Nhóm HPFS thì có 2.648 người mắc bệnh tiểu đường theo dõi trong 20 năm.

Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 3

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những người thường ăn gạo lứt giảm được nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Thay thế ⅓ lượng thức ăn tiêu thụ trong 1 ngày, tương đương thay thế 50g gạo trắng bằng gạo lứt sẽ có thể giảm 16% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, khi ăn lúa mì hoặc lúa mạch có nhiều cám sẽ giảm 36% nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người vẫn chưa nhận thức được đầy đủ công dụng của gạo lứt. Theo nhà nghiên cứu Qi Sun (Viện Dinh dưỡng học) thuộc trường Y tế Công cộng cho biết: “Người ta đã chứng minh được là ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Một tuần nên ăn gạo lứt một lượng nhiều hơn 2 khẩu phần ăn gạo thường”.

Theo “Các hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ” được xây dựng bởi chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, chúng ta nên ăn ít nhất một nửa lượng carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt trong số những ngũ cốc có nhiều carbohydrate. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện các bệnh liên quan đến lối sống như bệnh tiểu đường.

Người ta cũng thấy rằng gạo lứt không được biết đến nhiều như ngũ cốc nguyên hạt. Ăn gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn ngũ cốc tinh chế làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu chỉ ra điều này đặc biệt phù hợp với những người châu Á sử dụng gạo làm thực phẩm chính.

Bạn đang xem bài viết: “Ăn gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu nên có những lưu ý đặc...
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Vitamin D có tác dụng thúc đẩy hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp...
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau về cách chữa tiểu đường bằng...
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Guelph và Đại học Toronto...
【TƯ VẤN 】Thực đơn cho người tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường có nguy cơ đối diện với tiểu đường tuýp 2 chỉ...
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Yoga xuất phát từ Ấn Độ cổ đại và hiện nay đã được kết...
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
【TƯ VẤN 】Thực đơn cho người tiền tiểu đường
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường