Người bị bệnh tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không?

Cỡ chữ:
A A
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng một trong số những nhân tố chính gây bệnh phải kể đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, lười vận động của mọi người. Người bị bệnh tiểu đường cần phải thường xuyên chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm hằng ngày cũng như các loại trái cây. Bài viết ngày dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không?

Người tiểu đường thường cho rằng, khi bị tiểu đường nên hạn chế ăn trái cây vì có nhiều loại quả chứa nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng trái cây như bình thường với liều lượng và mức độ được bác sĩ tư vấn. Trước khi tìm hiểu tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không, hãy cùng xem giá trị các loại trái cây nói chung mang đến cho người tiểu đường bao gồm những gì?

1. Giá trị của trái cây mang lại cho người bị bệnh tiểu đường?

Tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không không phải là câu hỏi của riêng người bệnh tiểu đường mà họ còn băn khoăn về cách lựa chọn tất cả các loại trái cây để bổ sung dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Trái cây là một trong những nguồn thực phẩm đa dạng và có đủ các loại chất khác nhau mà cơ thể cần đặc biệt với người bệnh tiểu đường. 

Trái cây có nhiều loại đường đơn

Đa phần người bị bệnh tiểu đường thường ngại ăn những loại ngọt như xoài, nho, thơm, hồng,… Thay vào đó họ chọn các loại quả như đu đủ, dưa hấu, thanh long, táo… vì cho rằng các loại quả thanh mát này sẽ không có nhiều đường. 

Người bị bệnh tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không? 1
Nhiều người bị bệnh tiểu đường thường khá e dè khi chọn ăn các loại trái cây (ảnh: Internet)

Nhiều người còn lựa chọn ăn một loại quả như chuối, suy diễn rằng chuối có tinh bột, sẽ rất an toàn cho cơ thể. Nhưng thực tế, khi chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Mỗi loại quả sẽ có hàm lượng khác nhau, và vì thế không có nghĩa là chỉ ăn mình chuối là an toàn, vì có nhiều quả lượng đường tương đối nhỏ và cũng tốt cho bệnh như táo. 

Nguồn khoáng tố vi lượng

Trái cây có một nguồn chất vi lượng rất tốt cho cơ thể cho dù là khỏe mạnh hay bị bệnh tiểu đường, ví dụ trong quả dứa (thơm), mãng cầu xiêm, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Natri, Kali, Canxi hay chanh, ổi, dưa hấu, còn có chứa sắt.

Chính vì vậy, đừng e dè khi chọn các loại trái cây, quan trọng là ở mức độ và liều lượng vừa phải, đan xen và thay đổi các loại với nhau, đừng quá tập trung ăn một loại quả duy nhất, không nên chỉ uống nước ép vì cho rằng chỉ cần như vậy là đủ dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn toàn bộ quả, vì chỉ dùng nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn quả như vậy sẽ có cảm giác nhanh no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.

Chứa vitamin chống oxy hóa và kháng ung thư

Trong trái cây có thành phần quan trọng chống oxy cho tế bào như vitamin C và A, cứ 100 – 150g có thể cung cấp được phần lớn lượng vitamin C cần thiết của một người trong ngày. Tác dụng của phần vitamin này đó chính là tăng sức đề kháng như  ổi, mãng cầu xiêm, và các cây thuộc họ cam quýt (quýt, cam, chanh, bưởi…), nho, kiwi, dâu tây, khế, dâu tây…

Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.

Cung cấp chất xơ 

Theo các nghiên cứu, trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt vì có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong trái cây còn có chứa nhiều pectin. Chất xơ hòa tan có vai trò trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và nhờ vậy làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Cả hai loại chất xơ đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết bình thường, giảm béo phì và ngăn ngừa táo bón.

2. Mãng cầu xiêm có những giá trị dinh dưỡng gì?

Trong số các loại trái cây được rất nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm đó là mãng cầu xiêm, món ăn vừa quen thuộc vừa có nhiều giá trị dinh dưỡng. Vì vậy nhiều người thường đặt câu hỏi tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không, trước khi đến với câu trả lời chúng ta phải biết mãng cầu xiêm có những thành phần dinh dưỡng nào. 

Người bị bệnh tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không?
Mãng cầu xiêm là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (ảnh: Internet)

Mãng cầu xiêm là loại trái cây có nhiều tên gọi chủ yếu như mãng cầu gai, na gai, na xiêm… là cây bản địa của vùng Trung Mỹ như Mexico, Caribe, Cuba và các nước phía Bắc Nam Mỹ như Brazil, Peru… Ngày nay được trồng rộng rãi tại khu vực Đông Nam Á, loại cây này ưa ẩm cao, nơi ít lạnh. Đó là lý do vì sao ở Việt Nam, mãng cầu xiêm chủ yếu ở các vùng đồng bằng Sông Cửu Long. 

Loại quả này ở Việt Nam thường được dùng để ăn sống, làm kẹo, mứt và trà mãng cầu khô.  Bên trong là thịt quả mãng cầu màu trắng, gồm nhiều múi nhỏ có hạt (thực chất là các quả dính liền trên cùng 1 cuống). Thịt quả mãng cầu xiêm thơm, hơi chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác.

Các thành phần dinh dưỡng có trong mãng cầu xiêm

– Chứa calo, chất béo và carbohydrate: Một khẩu phần 100gr mãng cầu xiêm có đến 66 calo và gần 1gr chất béo. Nồng độ đường tự nhiên và carbohydrate trong trái mãng cầu chỉ cao hơn 1 chút so với mức khuyến nghị dành cho những người cần theo dõi lượng carb của cơ thể.

– Chứa protein và chất xơ: Mãng cầu xiêm có thể cung cấp 1gr protein và 3,3gr chất xơ, hàm lượng này được đánh giá là cao hơn một số loại trái cây nhiệt đới. Đồng thời mãng cầu xiêm còn cung cấp đến 13% nhu cầu hàng ngày (DV) cho chất xơ, cao hơn so với mức 9 – 10% của hai loại trái cây kia.

– Chứa nhiều vitamin: Mãng cầu xiêm có vitamin C, một thành phần quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Một quả chưa  20,6 miligam vitamin, cung cấp 1/3 nhu cầu hàng ngày của vitamin C. Bên cạnh đó còn có vitamin B, bao gồm cả folate (14 microgam, tương đương với 3%), niacin (0,9 miligam, tương đương với 4%) và thiamin (0,1 miligam, tương đương với 5%).

– Chứa nhiều khoáng chất:  Trong mãng cầu xiêm có đến 278 miligam, chiếm 8% nhu cầu kali của cơ thể, 5% nhu cầu magie,  sắt (0,6 miligam, tương đương với 3% nhu cầu), phốt-pho (27 miligam, tương đương với 3%) và đồng (0,1 miligam, tương đương với 4% nhu cầu). 

3. Vậy với những giá trị dinh dưỡng trên, người bị bệnh tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không?

Mãng cầu xiêm có rất nhiều giá trị cụ thể như cải thiện hệ tiêu hóa, bảo vệ hệ thống xương và răng, tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, chữa bệnh trĩ, chữa đau bụng kinh, làm đẹp da, thanh nhiệt cơ thể, đề phòng cao huyết áp. 

Người bị bệnh tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không? 3
Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mãng cầu xiêm (ảnh: Internet)

Tuy nhiên có một số trường hợp không nên dùng mãng cầu xiêm, trong đó có người bị bệnh tiểu đường. Mãng cầu xiêm khiến bệnh nhân đang điều trị thuốc bị hạ huyết áp, người bị bệnh tiểu đường đều dùng thuốc hạ huyết áp, nếu sử dụng loại trái cây này sẽ khiến tác dụng của thuốc tăng mạnh, gây hại cho cơ thể. 

Nhìn chung người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại trái cây này, đặc biệt nếu muốn sử dụng phải có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. 

Bạn đang xem bài viết:Người bị bệnh tiểu đường ăn mãng cầu xiêm được không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Vitamin A (tương đương tác dụng retinol)
Danh mục nội dungVitamin A (tương đương tác dụng retinol) là gì?Vitamin A có...
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Khi bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh bằng các loại thuốc sai cách có...
Thực đơn giảm mỡ bụng trong 7 ngày
Áp dụng ăn uống và luyện tập theo thực đơn giảm mỡ bụng trong...
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu...
Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn
Theo báo cáo của Hội thảo nghiên cứu học thuật tổ chức tại vào...
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu nên có những lưu ý đặc...
Vitamin A (tương đương tác dụng retinol)
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Thực đơn giảm mỡ bụng trong 7 ngày
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường