Người tiểu đường có ăn được táo không?

Cỡ chữ:
A A
Táo là loại quả bổ dưỡng có nhiều lợi ích sức khỏe và được nhiều người yêu thích sử dụng. Táo cũng chứa carbs và gây tác động tới lượng đường trong máu. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có ăn được táo không? Bài viết này sẽ giải thích việc người mắc tiểu đường ăn táo có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu không và cách kết hợp táo vào chế độ ăn uống khi bị tiểu đường.

1. Chất dinh dưỡng của táo

Táo là loại quả rất bổ dưỡng. Táo chứa nhiều vitamin C, chất xơ và một số chất chống oxy hóa.

Một quả táo cỡ trung bình chứa 95 calo, 25 gram carbs, cung cấp 14% giá trị vitamin C hàng ngày.

Điều đặc biệt là phần lớn chất dinh dưỡng được tìm thấy ở vỏ táo. Táo chứa một lượng lớn nước và giàu chất xơ, giúp chúng ta cảm thấy no mà không hấp thu nhiều calo.

Tiểu đường có ăn được táo không? 1
Táo tốt cho sức khỏe và là loại quả nhiều người ưa thích

2. Lợi ích sức khỏe của táo

Dưới đây là một vài lợi ích sức khỏe của táo:

– Làm răng chắc và khỏe hơn

Khi ăn táo bằng cách ăn nguyên quả có thể giúp vệ sinh răng miệng. Vì, trong trái táo rất giàu chất xơ, chất xơ giúp tăng hiệu quả tự làm sạch răng và giúp làm sạch bên trong miệng, giảm nguy cơ gia tăng vi khuẩn trong khoang miệng, giúp răng chắc khỏe, giảm tình trạng chảy máu chân răng.

– Giúp tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ run tay chân

Ăn táo giúp ngăn ngừa các bệnh Parkinson và Alzheimer. Nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson là do sự thoái hóa của nhóm tế bào sản xuất dopamine ở não. Khi thiếu hụt dopamine cơ thể thường dẫn đến tình trạng run tay chân. Táo giàu chất xơ và chứa nhiều chất chống oxy hóa, có ảnh hưởng tốt giúp bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dopamine. Táo giúp kích thích tiết Acetylcholine (là loại chất kết nối các tế bào thần kinh) tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

– Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Các chất xơ hòa tan trong táo giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy rằng:” Chất chống oxy hóa có tên Anthocyanins trong quả lê, việt quất, táo giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2“.

– Kiểm soát cholesterol trong máu

Táo chứa lượng chất xơ hòa tan cao, lượng chất xơ trong một trái có trung bình khoảng 4g. Loại chất xơ ở dạng pectin giúp phá vỡ các chất béo trong ruột, giảm mức độ cholesterol có trong cơ thể.

– Chống lại bệnh tiêu chảy và táo bón

Táo là một loại quả giúp bệnh nhân kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và táo bón nhờ các loại sợi chất xơ hấp thụ nước dư thừa từ phân.

– Giảm cân

Táo là loại quả được khuyến khích trong chế độ giảm cân. Ăn táo giúp kiểm soát lượng cholesterol và cân nặng. Ngoài ra, các chất xơ trong táo còn có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến béo phì như suy tim và bệnh tiểu đường.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Táo giàu quercetin, loại chất chống oxy hóa giúp xây dựng và tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại bệnh tật. Mỗi quả táo cung cấp khoảng 14% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể (8mg vitamin C) giúp tăng cường sức đề kháng.

– Phòng chống đục thủy tinh thể

Táo tốt cho đôi mắt, do táo giàu chất xơ, những người tiêu thụ giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.

– Giúp trái tim khỏe mạnh

Chất xơ trong táo làm giảm thiểu cholesterol lắng trong động mạch. Và một phần nhờ phần nhờ tác dụng của phần vỏ táo giúp máu lưu thông tốt, tăng cường hoạt động của trái tim.

Tiểu đường có ăn được táo không?
Táo là loại quả bổ dưỡng. Người tiểu đường có ăn được táo không?

3. Những ảnh hưởng của táo đối với người tiểu đường

– Táo chứa carbs nhưng cũng bao gồm cả chất xơ

Đối với bệnh nhân tiểu đường việc kiểm soát carbohydrate là rất quan trọng và cần thiết. Trong ba chất dinh dưỡng: carbonhydrate, chất béo và protein thì carbohydrate (carbs) có ảnh hưởng đến lượng đường máu nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng carbs đều ảnh hưởng như nhau, một quả táo cỡ trung bình chứa 25 gram carbs nhưng 4,4g là chất xơ.

Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs, khiến lượng đường trong máu không tăng ngay. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, chất xơ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, và nhiều loại chất xơ có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

– Táo chỉ ảnh hưởng tới lượng đường trong máu ở mức độ vừa phải

Táo có chứa đường, nhưng phần lớn đường có trong táo là fructose. Khi fructose được hấp thụ khi bệnh nhân ăn một loại trái cây nào đó, nó có rất ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Ngoài ra, như đã nói chất xơ trong táo làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường. Điều này có nghĩa là đường đi vào máu từ từ và không làm tăng nhanh lượng đường trong máu.

Hơn nữa, polyphenol loại hóa chất thực vật có trong táo, cũng làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và giảm lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) là những công cụ hữu ích để đo lường mức độ thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.Táo có GI = 39, GL = 6.2, con số tương đối thấp không gây sự gia tăng lượng đường trong máu quá cao.

– Táo giúp giảm tính kháng insulin

Có hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 là do tuyến tụy không sản xuất insulin (loại hormone vận chuyển đường từ máu đến tế bào). Nếu bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2, có thể có sản xuất insulin nhưng các tế bào kháng lại nó. Điều này gọi là tính kháng insulin. Ăn táo thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm tình trạng kháng insulin, điều này dẫn đến lượng đường trong máu thấp này. Do các polyphenol được tìm thấy chủ yếu trong vỏ táo, kích thích tuyến tụy giải phóng insulin và giúp các tế bào hấp thụ đường.

– Ăn táo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Có nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn táo có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ăn táo mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 28% so với những phụ nữ không ăn bất kỳ quả táo nào.

Có nhiều lý do táo có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhưng các chất chống oxy hóa trong táo đóng một vai trò quan trọng.

Chất chống oxy hóa là những chất ngăn ngừa một số phản ứng hóa học có hại trong cơ thể. Chúng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính.

Một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa sau đây được tìm thấy trong táo:

+ Quercetin: Làm chậm quá trình tiêu hóa carb, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

+ Axit Chlorogenic: Giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn.

+ Phlorizin: Làm chậm quá trình hấp thụ đường và làm giảm lượng đường trong máu.

Nồng độ chất chống oxy hóa cao nhất được tìm thấy trong hai loại: táo Honeycrisp và Táo đỏ Red Delicious Mỹ.

4. Người bệnh tiểu đường có ăn được táo không?

Táo là một loại trái cây tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Hầu hết các chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường đều khuyến khích một chế độ ăn uống bao gồm trái cây và rau quả.

Trái cây và rau quả có đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, chế độ ăn uống có nhiều trái cây và rau quả liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và ung thư.

Trên thực tế, một đánh giá của chín nghiên cứu cho thấy mỗi khẩu phần trái cây được hấp thụ hàng ngày dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim hơn 7%.

Mặc dù táo không có khả năng gây tăng nhanh chóng lượng đường trong máu của bạn, nhưng táo có chứa carbs. Bệnh nhân tiểu đường hãy đảm bảo kiểm soát lượng carbs và đảm bảo khẩu phần chứa 25g carbs trong một quả táo.

Ngoài ra, hãy chắc chắn luôn theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn táo và xem chúng ảnh hưởng đến cá nhân từng bệnh nhân như thế nào.

Tiểu đường có ăn được táo không? 2
Người bệnh tiểu đường có ăn được táo không?

5. Gợi ý cách kết hợp táo vào chế độ ăn uống khi bị tiểu đường

Táo trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường nên như thế nào là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Táo là một thực phẩm ngon và tốt cho sức khỏe để thêm vào chế độ ăn uống bất kể có phải là người bị tiểu đường hay không. Dưới đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường nên đưa táo vào kế hoạch bữa ăn của họ:

– Ăn toàn bộ: Để nhận được tất cả các lợi ích sức khỏe, hãy ăn táo bao gồm cả phần vỏ vì phần lớn các chất dinh dưỡng có trong vỏ táo.

– Tránh nước ép táo: Nước ép không có lợi ích tương tự như khi ăn toàn bộ trái cây, vì nước ép chứa lượng đường cao hơn và thiếu chất xơ.

– Giới hạn khẩu phần của bệnh nhân: Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn ăn một quả táo vừa vì khẩu phần lớn hơn sẽ làm tăng tải lượng đường huyết.

– Phân bổ lượng trái cây hợp lý: Trải lượng trái cây trong suốt cả ngày để giữ cho lượng đường trong máu của bệnh nhân ổn định.

Bài viết trên đã giải thích được rằng người tiểu đường có ăn được táo không? Những lợi ích khi bệnh nhân tiểu đường ăn táo và cách ăn táo hợp lý. Qua đó bệnh nhân không bỏ qua một loại trái cây tốt cho sức khỏe mà còn có thể kết hợp với chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết:Người tiểu đường có ăn được táo không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Kali
Danh mục nội dungKali là gì?Kali có hiệu quả gì?Những loại thực phẩm chứa...
Uống nước cam quá nhiều có nguy hiểm không? Uống nước cam có dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường?
Nước cam là loại thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng có ảnh...
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Như chúng ta vẫn biết, người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết. Bởi...
Kem đánh răng có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?
Có thể mọi người đã từng nghe những yếu tố nguy cơ gây bệnh...
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Yếu tố làm gia tăng tiểu đường ở cả trẻ em và thanh thiếu niên
Gần đây, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) đã đưa ra “Báo cáo...
Kali
Uống nước cam quá nhiều có nguy hiểm không? Uống nước cam có dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường?
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Kem đánh răng có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Yếu tố làm gia tăng tiểu đường ở cả trẻ em và thanh thiếu niên
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường