Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Danh mục nội dung
- 1. Tại sao cần một chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường?
- 2. Chế độ ăn uống là liều thuốc đặc hiệu tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
- 3. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường là gì?
- 4. Giới thiệu về bảng trao đổi thực phẩm
- 5. Sáu bước để trở thành chuyên gia
- 6. Hỏi đáp về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
- 7. Lời khuyên để nâng cao hiệu quả của chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường
1. Tại sao cần một chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường?
Điều này là do bệnh tiểu đường là một căn bệnh khởi phát do thiếu hụt hoặc không đáp ứng đủ insulin và có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Khi insulin không đủ, các chất dinh dưỡng như glucose hấp thụ thông qua thức ăn không được sử dụng, và mỗi tế bào của cơ thể bị thiếu dinh dưỡng. Mặt khác, glucose không được sử dụng tiếp tục tăng lên và tích tụ nhiều trong máu. Tình trạng này là tình trạng tăng đường huyết, và nếu bệnh nhân để tình trạng này tiếp diễn, các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra.
Cách phòng ngừa vấn đề này là bệnh nhân cần phải điều chỉnh lượng thức ăn hấp thụ và thay đổi cách ăn uống để không thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng với lượng năng lượng phù hợp với từng người chính là chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường.
2. Chế độ ăn uống là liều thuốc đặc hiệu tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống điều trị tiểu đường thường có xu hướng bị bỏ qua, tuy nhiên đây là phương pháp điều trị quan trọng và cơ bản trong điều trị tiểu đường, là phương pháp có hiệu quả nhất và cũng có vai trò hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào để chữa khỏi bệnh tiểu đường, nên mục đích lớn nhất của việc điều trị bệnh tiểu đường là phòng ngừa các biến chứng. Biến chứng tiểu đường là những tổn thương có thể xảy ra với tất cả bệnh nhân tiểu đường nếu để tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn mà không điều trị. Các biến chứng xảy ra sẽ khiến bệnh nhân bị mất thị giác hoặc cần phải chạy thận, không chỉ đời sống xã hội của người đó trở nên bất tiện mà tuổi thọ cũng sẽ ngắn hơn.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống điều trị tiểu đường tốt và duy trì kiểm soát đường huyết trong tình trạng tốt, bệnh nhân tiểu đường có thể sống cùng bệnh mà không có biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, nhiều bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh chỉ bằng chế độ ăn uống. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân cần điều trị tiêm insulin hoặc uống thuốc, nếu không đồng thời duy trì thực hiện tốt chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường, hiệu quả điều trị sẽ không cao.
Ngay cả khi bệnh nhân hiểu phương pháp điều trị này trong đầu nhưng nếu không thực hiện thực sự thì chẳng có ý nghĩa và tiếp tục điều trị cũng không có hiệu quả cao. Bí quyết để có thể duy trì điều trị lâu dài đó là bệnh nhân tự nhận ra sự thoải mái của việc kiểm soát đường huyết tốt. Việc nỗ lực thực hiện chế độ ăn uống trị liệu hàng ngày với quyết tâm tự chữa bệnh của bản thân có hiệu quả mạnh mẽ giúp bệnh nhân có thể sống cùng với bệnh tiểu đường.
3. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường là gì?
Mặc dù được gọi là chế độ ăn uống điều trị tiểu đường, nhưng đó không phải là một chế độ ăn riêng biệt. Đó chỉ là chế độ ăn uống quyết định lượng năng lượng hấp thụ mỗi ngày. Hơn nữa là chế độ ăn uống điều trị cân bằng tốt lượng cần thiết của ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrate, protein, lipid, ngoài ra cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Nói cách khác, mục đích là để thay đổi thói quen ăn uống từ trước cho đến nay và chuyển thành một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống điều trị này có hiệu quả ngay cả đối với những người không bị bệnh tiểu đường khi sử dụng như một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh lối sống và sống lâu hơn.
4. Giới thiệu về bảng trao đổi thực phẩm
Lý do mà nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường là khi chọn thức ăn, các chất dinh dưỡng và lượng năng lượng của thực phẩm ở mỗi loại thực phẩm đều khác nhau. Do đó Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản đã tạo ra “Bảng trao đổi thực phẩm dành cho chế độ ăn uống điều trị tiểu đường” (sau đây gọi tắt là bảng trao đổi).
Trong bảng trao đổi, các loại thực phẩm phổ biến thường được chia thành bảy loại (6 bảng và gia vị) dựa trên sự tương tự nhau về thành phần dinh dưỡng. Những thực phẩm của cùng một bảng có nghĩa là có thể được trao đổi (thay thế) với nhau. Với bảng này, bệnh nhân có thể dễ dàng hiểu lượng năng lượng và trọng lượng của thực phẩm mình muốn sử dụng và có thể tạo ra một thực đơn đa dạng.
Phân loại thực phẩm
Nhóm | I | II | III | IV | Gia vị | Những thực phẩm cần hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng | ||
Thực phẩm giàu carbohydrate |
Thực phẩm giàu protein |
Thực phẩm giàu chất béo | Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất | |||||
Bảng | Bảng 1 | Bảng 2 | Bảng 3 | Bảng 4 | Bảng 5 | Bảng 6 | ||
Loại thực phẩm | Ngũ cốc, khoai tây, các loại rau giàu carbohydrate, các loại hạt, đậu (trừ đậu tương) | Hoa quả | Hải sản, đậu tương và các chế phẩm từ hải sản, đậu tương; trứng, pho mát, thịt | Sữa, các chế phẩm từ sữa (trừ pho mát) | Các loại hạt giàu chất béo, thực phẩm béo | Rau củ (trừ một số loại rau giàu carbohydrate), rong biển, nấm, rau câu | Miso, rượu gạo nấu ngọt, đường,… | Thực phẩm yêu thích như rượu, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn liền,… |
Bản thân liệu pháp không khó chút nào, nhưng ở giai đoạn thực hành, bệnh nhân cần một chút kiên nhẫn cho đến khi quen với nó.
Vì vậy, nếu bệnh nhân chú trọng đến các điểm quan trọng trong chế độ ăn uống điều trị tiểu đường, điều chỉnh trong sáu bước ở phần tiếp theo và thực hiện tốt trong từng bước, bệnh nhân có thể đạt được hiệu quả điều trị cao.
>> Xem ngay Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
5. Sáu bước để trở thành chuyên gia
Bước 1: Biết rõ lượng năng lượng bản thân cần
Để ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng quá cao và duy trì ở trạng thái bình thường, bệnh nhân cần biết chính xác lượng năng lượng cần thiết cho một ngày và không hấp thụ dư thừa năng lượng. Lượng năng lượng cần thiết mỗi ngày được bác sĩ xác định sau khi xem xét về các vấn đề như tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng, lượng hoạt động thể chất và sau đó chỉ định cho bệnh nhân (gọi là lượng năng lượng chỉ định). Có nhiều phương pháp tính toán khác nhau, nhưng phần này sẽ giới thiệu phương pháp tính toán bằng cách sử dụng chỉ số béo phì thường được sử dụng gần đây.
Ví dụ trường hợp của một nhân viên văn phòng cao 170 cm.
(1) Đầu tiên tính cân nặng tiêu chuẩn.
Chiều cao 1,7 × chiều cao 1,7 × 22 = cân nặng tiêu chuẩn 63,5 kg
(2) Tính lượng năng lượng cần thiết (lượng năng lượng được chỉ định).
Cân nặng tiêu chuẩn × Cường độ làm việc = Lượng năng lượng chỉ định
Tiêu chuẩn cường độ làm việc là 25-30 kcal <kilocalorie> cho người lớn (25 kcal trong trường hợp người béo phì và người già, 30 kcal trong trường hợp người gầy và thanh thiếu niên). 63,5 × 25 = 1587kcal. Làm tròn số thì 1600 kcal là lượng năng lượng được chỉ định thích hợp cho người trên.
>> Xem thêm bảng tra cứu dinh dưỡng cần thiết cho một ngày
Bước 2: Biết rõ tiêu chuẩn
“Kcal (kilocalorie)” là tiêu chuẩn đo năng lượng, nhưng trong bảng trao đổi thực phẩm, 80 kcal được quy định là một đơn vị. Ví dụ, trong trường hợp của một người có lượng năng lượng chỉ định là 1600kcal, ta có biểu thức 1600 ÷ 80 = 20, vậy người đó có thể ăn 20 đơn vị thức ăn mỗi ngày.
Tại sao một đơn vị là 80 kcal? Bởi vì phần lớn lượng thức ăn chúng ta thường ăn là khoảng 80 kcal nên nếu sử dụng đơn vị này, có thể dễ dàng tính toán lượng năng lượng và cũng dễ nhớ hơn.
Một đơn vị thực phẩm, ví dụ, cơm là một nửa bát nhỏ, bánh mì (6 miếng cắt) là một nửa, trứng là 1 quả, cá là 1 miếng phi lê. Tuy nhiên, vì lượng năng lượng và trọng lượng thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào từng loại thực phẩm nên cần sử dụng bảng trao đổi để xác nhận 1 đơn vị của từng loại thực phẩm là bao nhiêu gram.
Bước 3: Biết phân chia các chất dinh dưỡng (đơn vị) phù hợp với bản thân
Bên cạnh lượng năng lượng thì sự cân bằng dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Mỗi chất dinh dưỡng có vai trò riêng. Để duy trì sức khỏe đồng thời duy trì kiểm soát đường huyết tốt, điều quan trọng là phải chia lượng năng lượng được chỉ định thành các chất dinh dưỡng mà không bị dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu cân bằng dinh dưỡng không tốt, ngay cả khi lượng đường trong máu có thể được kiểm soát tốt, các bệnh như rối loạn lipid máu, bệnh thận mãn tính, loãng xương, xơ vữa động mạch,…có thể sẽ tiến triển.
Vai trò của các chất dinh dưỡng
Đây là một chất dinh dưỡng chính được sử dụng làm năng lượng (chính xác carbohydrate không bao gồm chất xơ = đường là nguồn năng lượng). Carbohydrate được hấp thụ, tiêu hóa thành glucose và được vận chuyển vào trong máu. Chính vì vậy mà lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn. Trong 1g carbohydrate sẽ có khoảng 4 kcal năng lượng.
Protein tham gia vào thành phần cơ bắp và máu. Khi lượng hấp thụ carbohydrate hoặc lượng chất béo thấp, protein cũng được sử dụng làm năng lượng. Giống với carbohydrate, có khoảng 4kcal trong 1g protein. Trường hợp người bị bệnh thận nên giảm lượng hấp thụ protein để phục vụ điều trị.
Chất béo ngoài việc được sử dụng làm năng lượng còn là một chất dinh dưỡng được sử dụng cho hormon và màng tế bào. Do trong 1g chất béo có khoảng 9 kcal nên nếu hấp thụ quá nhiều sẽ dễ gây tăng cân. Ngoài ra, còn đẩy mạnh sự tiến triển của xơ vữa động mạch.
Vitamin, khoáng chất
Vitamin, khoáng chất hỗ trợ các chức năng khác nhau của cơ thể. Trong số các khoáng chất, canxi là một chất cấu tạo nên xương và răng.
Chất xơ
Chất xơ là một dạng carbohydrate nhưng là chất dinh dưỡng không trở thành năng lượng. Do đó dù ăn chất xơ,lượng đường trong máu cũng sẽ không tăng, chất xơ giúp hạn chế sự tăng lượng đường trong máu và có lợi cho đường tiêu hóa.
Sự cân bằng dinh dưỡng lý tưởng có nghĩa là dùng 50~60% lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày là carbohydrate, protein là 1.0~1.2 g/ kg trọng lượng và lượng năng lượng còn lại là chất béo . Ví dụ, trong trường hợp lượng năng lượng chỉ định là 1600kcal (đơn vị chỉ định là 20 đơn vị) với 55% carbohydrate thì bảng 1 là 9 đơn vị, bảng 2 là 1 đơn vị, bảng 3 là 5 đơn vị, bảng 4 là 1,5 đơn vị , bảng 5 là 1,5 đơn vị, bảng 6 là 1,2 đơn vị, gia vị là 0,8 đơn vị, tổng cộng sẽ là 20 đơn vị.
Bảng dưới đây là một ví dụ về phân chia các đơn vị cho các trường hợp tính toán dinh dưỡng. Thông thường, “bảng phân chia đơn vị” mô tả việc phân chia các đơn vị phù hợp với bản thân một người thường được cung cấp từ một bác sĩ hoặc một chuyên gia dinh dưỡng, vì vậy hãy kết hợp thực phẩm một cách phù hợp.
Điều quan trọng trong phân chia là số lượng bữa ăn nên nhiều hơn 3 bữa ăn và số lượng đơn vị nên được phân chia đều như nhau để đảm bảo rằng sự cân bằng dinh dưỡng. Cách phân chia như ăn nhiều vào bữa tối và giảm bớt bữa sáng sẽ làm xáo trộn sự kiểm soát lượng đường trong máu, nên đó không phải là cách phân chia hợp lý. Ngoài ra, khi tỷ lệ carbohydrate là 55%, 50%, hãy chú ý không để lượng protein và chất béo quá nhiều.
Bước 4: Biết quy tắc trao đổi
Cách để tạo niềm vui trong ăn uống và thay đổi thực đơn hàng ngày trong khi thực hiện chế độ ăn uống điều trị đó là biết các khả năng và giới hạn trao đổi.
Nguyên tắc trao đổi là nếu thực phẩm trong cùng một bảng thì có thể tự do trao đổi với nhau (thay thế). Hoàn toàn có thể thay thế cơm trong bảng 1 bằng mì udon hoặc khoai tây được phân loại trong cùng bảng 1 hoặc thay thế thịt trong bảng 3 bằng một loại cá cũng trong bảng 3. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì không thể trao đổi thực phẩm ở bảng này với một bảng khác. Ví dụ không thể thay thế gạo trong bảng 1 bằng thịt trong bảng 3 hoặc để thay thế cá trong bảng 3 bằng các loại rau trong bảng 6.
Lượng gia vị như đường, miso và rượu gạo nấu ngọt là 0.8 đơn vị mỗi ngày. Một số loại gia vị có thể được sử dụng để tính toán đơn vị vì hàm lượng năng lượng thấp như nước tương, tuy nhiên có nhiều gia vị chứa rất nhiều muối, vì vậy nên hạn chế càng nhiều càng tốt.
Các loại bánh kẹo và các loại thực phẩm yêu thích khác có một lượng lớn năng lượng và dễ làm rối loạn kiểm soát nên không là đối tượng có thể trao đổi. Ví dụ, có thể trao đổi cơm (Bảng 1) và bánh mì Pháp (Bảng 1), nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc liệu có thể thay đổi cơm thành bánh ngọt như bánh nhân đậu đỏ hay không.
Bước 5: Kiểm tra bữa ăn của bản thân
Hãy kiểm tra những bữa ăn của bản thân thời điểm hiện tại trước khi chuẩn bị một thực đơn ăn uống. Nên viết ra lượng thực phẩm ăn, phân chia trong bảng và kiểm tra kỹ xem đã hấp thụ đủ đơn vị trong ngày chưa và đã có sự cân bằng dinh dưỡng hay chưa. Bằng cách ghi lại những gì đã ăn, bản thân người đó sẽ biết đã ăn bao nhiêu đơn vị, có vấn đề gì trong việc ăn uống không và biết cách sử dụng bảng trao đổi. Việc viết ra trọng lượng của một đơn vị thực phẩm thường xuyên sử dụng và tạo thành một danh sách có hiệu quả tốt với việc thực hiện chế độ ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường.
Bước 6: Thay đổi thực đơn bản thân muốn ăn
Đây là bước hoàn thiện. Cuối cùng là luyện tập về cách thay đổi thực đơn bản thân muốn ăn khi sử dụng các bảng thực đơn hiện có. Đây là thực đơn kiểu Nhật với 55% carbohydrate ở 20 đơn vị (1600kcal). Làm thế nào để có thể thay đổi bữa trưa của thực đơn này thành một bữa ăn kiểu phương Tây mà vẫn giữ được hiệu quả? Dưới đây là thành phần của thực đơn bữa trưa kiểu Nhật Bản.
(1) Cơm (3 đơn vị)
(2) Thịt lợn nướng sốt gừng, cà chua (2.1 đơn vị)
(3) Salad bắp cải (1.2 đơn vị)
(4) Tảo bẹ Undaria và rau trộn dấm (0.1 đơn vị)
Tổng đơn vị của thực đơn này là 6.4 đơn vị. Nếu muốn thay đổi thực đơn này thành thực đơn kiểu phương Tây với cùng tổng đơn vị trên, có thể thay đổi như sau:
Bánh mì (3 đơn vị), Bơ thực vật (0.6 đơn vị)
Thịt nguội, cà chua (1.6 đơn vị)
Salad rau sống (0.8 đơn vị)
Đường pha cà phê (0.2 đơn vị)
Cụ thể việc trao đổi:
Trong bảng 1: 3 đơn vị cơm (1) → 3 miếng bánh mì Pháp (3 đơn vị) (1 miếng bánh mì Pháp là 1 đơn vị).
Trong bảng 3: 1.5 đơn vị thịt lợn nướng sốt gừng (2) → 3 miếng thịt nguội (1.5 đơn vị).
Trong bảng 5: 0,3 đơn vị dầu dùng để nướng (3) và 1 đơn vị mayonnaise salad bắp cải trộn → 6g bơ thực vật cho vào bánh mì (0.6 đơn vị) và 1 muỗng canh nước sốt salad (0.7 đơn vị).
Trong bảng 6: gừng để nướng và cà chua (2 lát/ quả), salad rau sống (3), món trộn dấm (4) → Tổng cộng cà chua (ba quả) và salad rau sống là 120 g.
Trong gia vị: 0.2 đơn vị (1 muỗng cà phê) đường dùng nướng gừng → đường pha cà phê (0.2 đơn vị).
Tổng số lượng đơn vị thực phẩm trong trường hợp của thực đơn ăn uống theo phong cách phương Tây là 6.4 đơn vị, phù hợp với số đơn vị của thực đơn theo phong cách Nhật Bản. Điều này làm cho sự trao đổi có thể thực hiện.
Theo cách đó, thật dễ dàng để trao đổi bữa sáng và bữa tối. Ngoài ra, khi quen thuộc với việc trao đổi, mọi người cũng có thể tự làm tất cả các bữa ăn của mình. Hãy tạo thực đơn thay đổi theo mùa và theo sở thích của bản thân, từ đó làm phong phú và thoải mái với việc điều trị bằng chế độ ăn uống.
Ví dụ về thực đơn 55% carbohydrate ở 20 đơn vị (1600kcal) cho bệnh tiểu đường
Tên thực đơn | Tên thực phẩm | Lượng (g) | Bảng 1 | Bảng 2 | Bảng 3 | Bảng 4 | Bảng 5 | Bảng 6 | Gia vị | ||
Thực phẩm màu xanh hoặc vàng | Thực phẩm một màu | ||||||||||
Sáng | Cơm | Cơm | 150 | 3 | |||||||
Súp miso | Rau cải ngọt | 40 | ◯ | ||||||||
Đậu phụ rán | 4 | 0.2 | |||||||||
Miso | 12 | 0.3 | |||||||||
Cá ngừ | |||||||||||
Món trộn | Rau mùi | 20 | ◯ | ||||||||
Thịt gà | 25 | 0.3 | |||||||||
Nấm đùi gà | 20 | ||||||||||
Vừng trắng | 1 | ||||||||||
Xì dầu | |||||||||||
Natto | Đậu tương | 40 | 1 | ||||||||
Mù tạt | Vừa đủ | ||||||||||
Xì dầu | |||||||||||
Dưa muối |
Cải củ | 30 | ◯ | ||||||||
Lá cải củ | 5 | ◯ | |||||||||
Muối | Vừa đủ | ||||||||||
Trưa | Cơm | Cơm | 150 | ||||||||
Thịt nướng sốt gừng | Thịt bắp lợn | 90 | 1.5 | ||||||||
Gừng | 10 | ◯ | |||||||||
Đường | 4 | 0.2 | |||||||||
Xì dầu | |||||||||||
Dầu | 3 | 0.3 | |||||||||
Cà chua | 20 | ◯ | |||||||||
Salad bắp cải | Bắp cải | 30 | ◯ | ||||||||
Rau mầm | 15 | ◯ | |||||||||
Cà rốt | 15 | ◯ | |||||||||
Mayonnaise | 10 | 1.0 | |||||||||
Món trộn dấm | Tảo biển | 15 | ◯ | ||||||||
Dưa chuột | 25 | ◯ | |||||||||
Búp hoa gừng | 5 | ||||||||||
Dấm, xì dầu, nước sốt | |||||||||||
Tối | Cơm | Cơm | 150 | 3 | |||||||
Sashimi | Cá ngừ | 90 | 1.5 | ||||||||
Tía tô | 1 lá | ◯ | |||||||||
Củ cải trắng | 30 | ||||||||||
Wasabi, xì dầu | |||||||||||
Món hầm | Khoai nưa | 40 | |||||||||
Măng | 40 | ◯ | |||||||||
Cúc tía | 20 | ◯ | |||||||||
Nấm hương | 1 cây | ||||||||||
Đường | 3 | 0.15 | |||||||||
Xì dầu, nước súp | |||||||||||
Nấm xào | Nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm đùi gà | 50 | |||||||||
Hành hoa | 30 | ◯ | |||||||||
Dầu | 2 | 0.2 | |||||||||
Dầu hào | 10 | 0.15 | |||||||||
Súp trứng gà | Trứng | 25 | 0.5 | ||||||||
Ngô non | 5 | ◯ | |||||||||
Nước súp, muối, xì dầu | |||||||||||
Dưa muối | Cà tím muối | 20 | ◯ | ||||||||
Bữa phụ | Hoa quả | Táo | 150 | 1 | |||||||
Sữa | Sữa | 180 | |||||||||
Tổng | 20.0 đơn vị | 9 | 1 | 5 | 1.5 | 1.5 | 1.2 | 0.8 |
6. Hỏi đáp về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Câu hỏi: Nếu chăm chỉ luyện tập, bệnh nhân tiểu đường có thể thoải mái ăn món bánh ngọt ưa thích không?
Trả lời: Năng lượng có thể được tiêu thụ bằng cách luyện tập thường rất ít và nếu ăn quá nhiều thì khá là khó khăn để tiêu thụ hết năng lượng bằng cách tập luyện. Mục đích chính của chế độ luyện tập điều trị không chỉ để tiêu thụ năng lượng mà còn giúp insulin hoạt động tốt hơn và kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn. Hãy nghĩ rằng việc ăn uống và luyện tập về nguyên tắc không thể trao đổi với nhau.
Ngoài ra, để tiêu thụ 1 cái bánh bé (4~5 đơn vị) bằng cách tập luyện thì cần phải thêm thời gian tập luyện khoảng 1 giờ nếu chạy và nếu đi bộ thì gấp đôi thời gian bình thường . Ngoài ra, bánh mochi được tính là 2~3 đơn vị, khoai tây chiên là khoảng 5 đơn vị với 1 túi. Đặc biệt là đồ ăn nhẹ, nếu bắt đầu ăn thì không thể dừng lại, mọi người sẽ có xu hướng ăn hết, vì vậy cần tránh loại thực phẩm này.
Câu hỏi: Tại sao trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường không nên uống rượu?
Trả lời: Nếu bắt đầu uống rượu, mọi người thường có xu hướng uống quá mức giới hạn. Lượng năng lượng của đồ nhắm rượu và lượng muối cũng là một vấn đề. Ngoài ra, lượng năng lượng trong rượu không phải là chất dinh dưỡng, vì vậy có nhiều người giảm cân không lành mạnh bằng cách uống rượu và giảm ăn cơm, điều này rất đáng lo ngại. Kết quả là sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kiểm soát lượng đường trong máu và các biến chứng. Ngoài ra, còn có thể gây hạ đường huyết, làm cho người uống rượu khó để nhận thấy lượng đường trong máu thấp và dễ làm kéo dài tình trạng hạ đường huyết.
Do đó rượu không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng nếu bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh ổn định thì sẽ không có lo lắng về biến chứng hoặc hạ đường huyết.
>>Tìm hiểu chi tiết tại bài viết: “Tiểu đường uống rượu được không?”
Câu hỏi: “Đếm lượng carb”, “Thực phẩm hạn chế đường”, “Thực phẩm có chỉ số GI thấp” có nghĩa là gì?
Trả lời: “Đếm lượng carb” là tính toán lượng tiêu chuẩn của carbohydrate- một trong những chất dinh dưỡng chính quyết định sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn (tiếng Anh là carbohydrate. Viết tắt là carb). Việc điều chỉnh số lượng đơn vị tiêm insulin phù hợp theo số lượng carb có thể hữu ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Chế độ ăn hạn chế đường là chế độ được tạo ra để quản lý lượng đường trong máu và cân nặng cơ thể bằng cách ức chế lượng hấp thụ các loại đường (các chất carbohydrate khác ngoại trừ chất xơ). Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể khiến cân bằng dinh dưỡng bị lệch, không kết hợp với chế độ tập luyện và việc điều trị bằng thuốc và dễ làm đảo trộn lượng đường trong máu, có thể đẩy mạnh sự tiến triển của các biến chứng (như bệnh thận và xơ vữa động mạch).
GI là viết tắt của từ glycemic index, là chỉ số về lượng đường trong máu sẽ tăng như thế nào sau khi hấp thụ một lượng thức ăn nhất định. Ngay cả đối với các loại thực phẩm có cùng số lượng năng lượng, thực phẩm GI thấp làm lượng đường trong máu tăng nhẹ sau bữa ăn.
Những kiến thức và thông tin này đã có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường, nhưng điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu đầy đủ các khái niệm cơ bản về chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
>> Xem ngay những thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường mà bạn cần loại bỏ
7. Lời khuyên để nâng cao hiệu quả của chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường
– Nếu nhai đều và chậm rãi khi ăn thì có thể mang lại cảm giác no bụng ngay cả khi ăn không quá nhiều.
– Lý tưởng nhất là chọn hơn 30 loại thực phẩm từ 6 bảng đều nhau.
– Dầu cá (EPA) ngăn ngừa xơ vữa động mạch nên hãy ăn nhiều cá hơn.
– Nên hấp thụ nhiều chất xơ để ngăn sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu.
– Đừng quên tính toán lượng năng lượng của bữa phụ.
– Hãy tin tưởng chế độ ăn uống cho người tiểu đường của bản thân hơn là theo sự mê tín hoặc theo phương thuốc dân gian từ mọi người.
Bạn đang xem bài viết: Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường tại chuyên mục Ăn uống & Vận động.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)