Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?

Cỡ chữ:
A A
Xoài có lượng đường cao hơn nhiều loại trái cây khác, vậy bệnh tiểu đường ăn xoài được không? Nên chú ý gì đối với các loại xoài chín, xoài xanh?

1. Những lợi ích sức khỏe của quả xoài

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích cả về hương vị cũng như giá trị lợi ích sức khỏe .

Dinh dưỡng trong quả xoài:

Xoài cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, trong 1 cốc xoài(165g) cung cấp 100 calo, 25g carbohydrate, vitamin A (25% nhu cầu mỗi ngày), 75% nhu cầu vitamin C trong cơ thể, ngoài ra còn chứa lượng lớn các vitamin như B6, E, K, giàu kali, magiê và folate phốt-pho,… Xoài còn có chứa khoảng 3g chất xơ và gần như không có natri. Đường trong quả xoài là loại cung cấp năng lượng nhanh. Quả xoài xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C hơn.

Những lợi ích sức khỏe của quả xoài:

– Tăng cường thị lực

Xoài giàu vitamin A, loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Ngoài ra, xoài còn chứa các chất chống oxy hóa là zeaxanthin và lutein giúp bảo vệ mắt dưới tia cực tím của ánh sáng mặt trời hay các loại sóng ánh sáng năng lượng cao khác.

– Bảo vệ tim mạch

Một khẩu phần xoài nhỏ có thể cung cấp 3g chất xơ, giúp giảm đáng kể nguy cơ tiến triển bệnh tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cứ hấp thu 7g chất xơ có thể giảm tới 9% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.

– Cải thiện trí nhớ

Xoài chứa vitamin B6, tác dụng tốt tới não bộ, giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung, thúc đẩy nhận thức, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

– Phòng chống ung thư

Xoài cũng chứa pectin hòa tan giúp ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư. Ngoài ra, vitamin C giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

– Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Một khẩu phần xoài tươi cung cấp 71 mcg axit folic, loại dưỡng chất quan trọng đối với những phụ nữ mang thai, làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở đứa trẻ sau khi sinh ra. Ngoài ra, các khoáng chất khác của xoài có nhiều tác dụng tốt đối với phụ nữ mang thai.

– Hỗ trợ giảm cân

Xoài giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm mức độ glucose và cholesterol trong máu, hỗ trợ hiệu quả cho những người đang trong chế độ giảm cân.

– Làm đẹp da

Vitamin C trong xoài hỗ trợ sản xuất collagen, giúp da trẻ đẹp. Các chất oxy hóa như zeaxanthin, lutein giúp bảo vệ da chống các ảnh hưởng của tia UV.

Bệnh tiểu đường ăn xoài được không 1
Những lợi ích sức khỏe của quả xoài

Xoài có lượng calo cao, người bệnh tiểu đường có thể băn khoăn khi chọn ăn loại quả này do không biết rằng ăn xoài có thể làm tăng lượng đường trong máu hay không? Cùng tìm hiểu tiểu đường ăn xoài được không? Những lợi ích đem lại khi người tiểu đường ăn xoài? Tại mục tiếp theo.

2. Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?

Người mắc bệnh tiểu đường thường lo lắng về lượng đường có trong trái cây và không biết nên bổ sung loại trái cây nào trong chế độ dinh dưỡng, loại nào nên tránh hoặc ăn bao nhiêu trái cây mà không làm tăng lượng đường trong máu.  Xoài có lượng đường cao hơn nhiều loại trái cây khác, nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường không nên ăn xoài. Nếu một loại trái cây có lượng carbohydrate hoặc đường thấp hơn, điều đó thường có nghĩa là bệnh nhân có thể sử dụng nhiều loại trái cây đó nhưng không có nghĩa là bệnh nhân không thể sử dụng các loại trái cây có lượng carbohydrate cao hơn.

Vậy bệnh nhân tiểu đường có ăn xoài được không?

Xoài có chỉ số đường huyết thấp, dù xoài có chứa cả fructose và glucose. Glucose có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, nhưng lượng glucose không quá nhiều.

Xoài còn rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường và những người đang cố gắng giảm cân. Người bệnh tiểu đường nên ăn xoài trước 5 giờ chiều. Đây là cách hoàn hảo bổ sung năng lượng, kiểm soát cơn thèm đường mà bệnh nhân hay gặp và kiểm soát tâm trạng thất thường.

Tuy nhiên, vì xoài có chứa nhiều calo, nên bệnh nhân cần kiểm tra tổng lượng calo cần thiết và biết bản thân nên ăn bao nhiêu calo trong một ngày. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường nên tránh uống nước ép xoài và xoài sấy, vì ăn xoài theo cách này làm giảm lượng chất xơ vốn có của xoài và làm tăng nhanh lượng đường máu của họ.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lượng đường trong máu đã tăng cao chỉ nên thỉnh thoảng ăn xoài. Nếu bệnh nhân ăn quá nhiều xoài, cơ thể sẽ hấp thụ sẽ quá nhiều calo và quá nhiều đường, tạo chất béo lưu trữ trong cơ thể. Chất béo lưu trữ dư thừa trong cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, chứng mất trí nhớ và đột quỵ.

Bệnh tiểu đường ăn xoài được không 2
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn xoài theo miếng, tránh uống nước ép xoài và ăn xoài sấy

>> Xem thêm:  Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?

Tiểu đường ăn xoài chín được không?

Ngoài ra, xoài chín có lượng đường lớn hơn xoài xanh. Chỉ số đường huyết của xoài chín cao hơn xoài xanh và có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, vì vậy bệnh nhân tiểu đường phải hết sức thận trọng, ăn khẩu phần phù hợp, không nên ăn xoài quá chín.

Xoài một lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân so với các loại carbonhydrate đơn giản, đồ uống có đường hoặc thực phẩm chế biến sẵn vì xoài giàu chất xơ, chứa chất béo như axit béo omega-3 và omega-6 và protein làm chậm quá trình giải phóng glucose trong máu.

>> Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý: Tổng hợp những loại trái cây chứa nhiều đường

3. Khẩu phần xoài bệnh tiểu đường nên ăn?

Khuyến nghị khẩu phần trái cây cho bệnh nhân tiểu đường là nên chứa 15g carbohydrate. Có nghĩa là người tiểu đường nên ăn khẩu khoảng 1/2 cốc xoài (1 cốc xoài chứa 25g carohydrate).

Nhưng tình trạng hấp thu calo mỗi ngày của mỗi bệnh nhân khác nhau, vì thế, có thể thay đổi ăn ít hơn lượng cho phép.

Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn xoài có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường và thậm chí có thể điều trị tiền tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?
Bệnh tiểu đường ăn xoài được không? Khẩu phần ăn xoài của người tiểu đường là như nào?

4. Xoài tốt cho người bệnh tiểu đường?

Hầu hết chúng ta đều biết những thông tin về lượng carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực phẩm tại những trang web dinh dưỡng, nhưng những thông tin về tất cả các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm, các chất chống oxy hóa, sterol thực vật và các chất phytonutrients khác thường không được cung cấp cụ thể.

Một trong những thành phần không được liệt kê trong xoài đó là một chất có tên là mangiferin. Chất này ngoài các tác dụng chống viêm và chống virus, còn giúp giảm lượng đường trong máu. Chất này cũng đã được chứng minh là có ổn định và hỗ trợ các mạch máu.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng các thành phần khác trong xoài bao gồm quercetin và dẫn xuất của mangiferin. Hợp chất quercetin giúp ức chế quá trình hoạt động của các cơ quan PPAR, những hoạt động này là nguyên căn gây ra bệnh tiểu đường và làm gia tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Có nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mangiferin cũng có thể ảnh hưởng đến một số enzyme, ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa đường trong máu và bảo vệ chống lại các chất béo tích tụ trong gan.

Xoài chứa vitamin C, như đã nói là một chất chống oxy hóa quan trọng có thể tự tái chế và được sử dụng nhiều lần để giảm mức độ gây hại của các gốc tự do là một trong những nguồn gốc của các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, tổn thương mạch máu và tổn thương thận.

Mặc dù chưa biết vitamin A có tác dụng cụ thể nào đối với người bệnh tiểu đường, nhưng vitamin A rất quan trọng làm tăng cường với thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe tuyến giáp, những yếu tố bệnh tiểu đường cần quan tâm.

5. Bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường?

Bên cạnh quả xoài thì người bệnh còn có thể tận dụng lá xoài non trị bệnh tiểu đường. Đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định hàm lượng insulin trong máu, điều chỉnh lượng đường huyết.

Những lá xoài non có màu hơi hồng nhạt có chứa anthocyanidins, hỗ trợ việc điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu rất hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc uống nước lá xoài trị tiểu đường: ngâm 15 lá xoài non trong 250ml và đun sôi trong 15 phút. Tiếp đó lọc lấy nước, để qua đêm và uống vào sáng hôm sau. Nếu duy trì thực hiện trong thời gian dài thì bệnh nhân có thể kiểm soát được bệnh giai đoạn đầu và làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đối với cơ thể mỗi người thì lại có hiệu quả khác nhau khi sử dụng lá xoài trị bệnh tiểu đường và bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi áp dụng.

Bệnh tiểu đường ăn xoài được không 3
Bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường

Tóm lại, lời giải đáp bệnh tiểu đường ăn xoài được không là: Xoài một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường so với các loại carbonhydrate đơn giản, đồ uống có đường hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng bệnh nhân nên ăn xoài với khẩu phần phù hợp với năng lượng cần hấp thụ. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bài thuốc lá xoài non trị tiểu đường có tác dụng hỗ trợ bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường ăn xoài được không?” tại Chuyên mục “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh thận do tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị thì chỉ sau một thời gian có...
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Một cuộc khảo sát quy mô lớn với khoảng 8.000 người đã tiết lộ...
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?
Liệu tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không? Câu hỏi này...
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Các cách điều trị bệnh tiểu đường đều nhằm mục đích giảm lượng đường...
Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose
Sinh mổ đối với phụ nữ  bị rối loạn chuyển hóa glucose thường có...
Thiếu hụt vitamin B12 do thuốc trị tiểu đường Metformin
Đến nay, có 13 loại vitamin đã được liệt kê là chất dinh dưỡng...
Bệnh thận do tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Những điểm cần lưu ý khi sinh mổ đối với phụ nữ rối loạn chuyển hóa glucose
Thiếu hụt vitamin B12 do thuốc trị tiểu đường Metformin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường