Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Danh mục nội dung
1. Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Theo một cuộc khảo sát dịch tễ học với đối tượng là 10000 người tại hơn 200 cơ sở trên toàn quốc vào nửa sau thập kỷ 80 đã chỉ ra rằng: “Tần suất loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 2 lần tần suất loãng xương ở người bình thường ”. Bệnh nhân tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến suy giảm khối lượng xương, xương trở nên giòn và dễ gãy.
Tỷ lệ thống kê từ cuộc khảo sát: tần suất loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường là 20%, tần suất loãng xương ở người bình thường là 8%.
Insulin là hormone giúp hạ đường huyết bằng cách tăng hấp thụ glucose. Tác động của insulin không đủ sẽ dẫn đến các tình trạng như:
– Khó khăn trong quá trình tăng tế bào sinh xương, xương mới không được tạo ra dẫn đến giảm sự hình thành xương.
– Khi lượng đường huyết cao, áp suất thẩm thấu trong cơ thể tăng, lượng máu tăng và lượng nước tiểu nhiều hơn. Khi đó, lượng canxi bài tiết đồng thời qua đường nước tiểu nhiều hơn, dẫn tới tình trạng thiếu canxi trong cơ thể. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu magie, kéo theo tình trạng thiếu canxi trở nên trầm trọng hơn (Bổ sung Magie giúp cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn).
– Vitamin D loại hoạt tính cũng là một chất cần thiết giúp canxi được hấp thụ từ ruột. Vitamin D loại hoạt tính được tạo ra ở thận. Nếu tình trạng tăng đường huyết tiếp tục kéo dài, vitamin D loại hoạt tính sẽ bị thiếu và canxi sẽ không được hấp thụ dễ dàng.
>> Bài viết hữu ích cho bệnh nhân: “Bệnh tiểu đường và sức khỏe xương khớp“
2. Thực hiện chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Để ngăn ngừa tình trạng suy giảm khối lượng xương thì điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là cần phải kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 ở độ tuổi vị thành niên, xương đang trong quá trình phát triển nên việc điều trị thích hợp bằng insulin là rất cần thiết.
Ngoài ra, bệnh nhân cần chú trọng về chế độ ăn uống, điều quan trọng là cần tích cực hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết để hình thành xương và cơ bắp. Nếu không có vấn đề về chức năng thận, bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện theo chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương bằng cách tích cực bổ sung các loại thực phẩm có chứa canxi, vitamin D và vitamin K.
Hơn nữa, protein cũng rất cần thiết giúp tạo collagen, một thành phần của xương và cơ bắp. Bệnh nhân cần chú ý tạo thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Canxi
Canxi là thành phần chính của xương, vì vậy canxi cần được hấp thu một lượng vừa đủ. Lượng hấp thụ canxi trung bình của người Nhật Bản không đáp ứng đủ lượng cần thiết hàng ngày (lượng cần thiết đáp ứng hàng ngày cần thiết cho người bình thường là 600mg, còn 700-800mg đối với phụ nữ mãn kinh). Những người bị suy giảm khối lượng xương cần hấp thụ canxi càng nhiều càng tốt. Sữa là thực phẩm dễ hấp thụ canxi. Với phụ nữ không thể uống sữa thì cần bổ sung một số loại thực phẩm như: cá (ăn cả xương nếu có thể), chế phẩm đậu nành, rau xanh…
Mục tiêu hấp thụ canxi với người trưởng thành ở Nhật là 600mg/ ngày | ||
Thực phẩm | Hàm lượng thực phẩm | Lượng Canxi chứa trong thực phẩm |
Sữa
|
200ml | 220 mg |
Rau cải ngọt | 80g | 230 mg |
Cá mòi khô | 20g | 210 mg |
Rong biển khô | 15g | 210 mg |
Vitamin D, K
Để hấp thụ tốt canxi thì cần bổ sung đủ vitamin D loại hoạt tính và vitamin K (vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành xương). Vitamin D có nhiều trong cá (cá giàu chất béo) như: cá hồi, cá thu, lươn, nấm khô.Các loại thực phẩm giàu vitamin K là các loại rau lá xanh như rau cải ngọt, rau chân vịt, cải bó xôi, bông cải xanh ngoài ra còn có nhiều trong natto (đậu nành lên men).
Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn có quá nhiều muối (natri), lượng canxi bài tiết cùng nước tiểu sẽ tăng lên, vì vậy cần hấp thụ lượng muối vừa phải. Ngoài ra, luyện tập thể dục một cách điều độ sẽ tăng kích thích cho xương, giúp bệnh nhân cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy sự hình thành xương.
>> Bài viết hữu ích liên quan: Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Cẩn trọng trong sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi
Có nhiều người thường uống các thực phẩm chức năng để bổ sung lượng canxi thiếu trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Auckland (New Zealand) và được công bố trên “British Medical Journal” cho rằng: “Việc lạm dụng thực phẩm hỗ trợ quá nhiều để bổ sung canxi có ảnh hưởng không tốt, phụ nữ sau mãn kinh nếu bổ sung canxi quá mức có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim”.
Nghiên cứu trên theo dõi 1.500 phụ nữ khỏe mạnh từ 55 tuổi trở lên trong vòng 5 năm, và các nhóm đối tượng được chia thành “nhóm sử dụng thực phẩm bổ sung canxi”, “nhóm sử dụng giả dược”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 76 trường hợp xảy ra triệu chứng đau tim có 60 người ở nhóm sử dụng thực phẩm bổ sung canxi, mặt khác, ở nhóm sử dụng giả dược chỉ có 50 (người) và 54 (trường hợp).
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, không phải cứ hấp thụ nhiều canxi thì sẽ tăng mật độ xương. Tuy nhiên, vấn này cần được nghiên cứu cụ thể hơn nữa trong tương lai.
Bạn đang xem bài viết: “Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)