Bệnh nhân tiểu đường và tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?

Cỡ chữ:
A A
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, thường xuất hiện khi lượng glucose không được chuyển hóa trở thành dư thừa trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và điều trị theo tư vấn để kiểm soát tốt nhất chỉ số đường huyết trong cơ thể.

Người tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào?

Việc điều chỉnh và chăm sóc các chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng đến quá trình chuyển biến bệnh tích cực hay tiêu cực. Vậy thông thường người bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm như thế nào?

  • Các loại thức ăn có tinh bột: Đồ ăn là ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ, gạo còn vỏ cám đều có lợi cho người bị tiểu đường. Các loại rau củ có chứa tinh bột được hấp luộc cũng phát huy tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường.
  • Các loại chất béo, đường: Thực phẩm chứa chất béo như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…  không bão hòa cũng được ưu tiên trong chế độ ăn của người bị tiểu đường
  • Các loại rau: Hầu hết người bị bệnh tiểu đường thường xuyên bổ sung thêm nhiều loại rau trong bữa ăn của mình.
  • Các loại hoa quả: Đây là điều đặc biệt quan trọng bởi có rất nhiều loại hoa quả khác nhau, nhiều khi bệnh nhân không biết loại nào có lợi hay ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh của mình. Đa phần những người mắc bệnh tiểu đường đều chọn các loại quả táo, cam, dâu tây, chanh và mận… vì có chỉ số đường thấp.
Bệnh nhân tiểu đường và tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?
                                                             Người tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào? (ảnh: Internet)

Vậy ngoài các loại quả kể trên, tiểu đường ăn nho được không?

Tiểu đường có ăn nho được không?

Để biết được bệnh tiểu đường có ăn nho được không, bạn cần phải biết nho chứa các loại chất gì và ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào. Nho là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao đối với một cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì đây không phải là món ăn được khuyến khích.

Bệnh nhân tiểu đường và tiểu đường thai kỳ ăn nho được không? 5
     Nho là một loại hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người bình thường. Người tiểu đường có ăn nho được không? (ảnh: Internet)

Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn nho được không, bệnh nhân cần nắm rõ các thành phần có trong nho, từ đó mới hiểu rõ yếu tố nào có lợi và có hại với sức khỏe của mình và người tiểu đường có ăn nho được không.

Quả nho có những thành phần nào?

Trong nho có đến 75 – 85% nước và các chất quan trọng như hlobaphene, acid galic, acid silicic, acid phosphoric, acid chanh, acid oxalic, acid folic, kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và các vitamin B1, vitamin B2, B6, B12, A, C, P, K và PP cùng các enzyme… Đặc biệt là 18 – 33% đường glucose và fructose.

Thành phần nào của nho có hại cho người bị tiểu đường?

Nho có khá nhiều thành phần tốt cho hệ tim mạch, bổ gan, bổ thận, lợi tiểu, thông khí huyết, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, trong nho lại có nhiều lượng glucose có khả năng hấp thụ vào cơ thể khi duy trì một lượng lớn.

Theo một nghiên cứu thì 100g quả nho sẽ có đến 68 calo và 10 -12g đường, 11mg vitamin C. Các bệnh nhân tiểu đường nếu ăn nhiều nho sẽ bị tăng lượng cholesterol, tác động tiêu cực đến chỉ số đường huyết, tăng lượng đường trong máu….

Hơn nữa, ngoài việc chứa nhiều glucose, nho còn có khả năng làm rối loạn chỉ số đường huyết và khiến sức khỏe của bệnh nhân mất ổn định, sa sút. Chính vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường nên hạn chế ăn nho, nếu thực sự yêu thích món ăn này, nên kiểm soát nghiêm ngặt số lượng ăn vào theo lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân đã hiểu được tiểu đường ăn nho được không là vì lý do như trên.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không?

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không có ăn nho không, cần hiểu rõ tiểu đường thai kỳ là gì. Khi chưa mang thai, người phụ nữ chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhưng trong quá trình mang thai, lượng đường huyết tăng cao, điều này nghĩa là sau khi mang thai, nếu thai phụ có các dấu hiệu của tăng đường huyết thì sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh.

Các biến chứng thai kỳ thường gặp bao gồm:

  • Tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh
  • Dẫn đến khó sinh do đường trong máu của người mẹ truyền sang bé, làm tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để làm sản sinh ra insulin, tình trạng to vai diễn ra hoặc có thể gây tổn thương não trong quá trình sinh nở.
  • Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn các loại thực phẩm nào?

 Khác với phụ nữ mang thai bình thường, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có chế độ ăn uống đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Các thực phẩm có lợi cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Món ăn từ thịt cá, đậu, yaourt hay các loại sữa không chứa chất béo, không có đường, giàu canxi như sữa chua hoặc phô maia
  • Các thực phẩm chứa carbohydrate như gạo, ngũ cốc, bánh mì, mì ống, khoai tây, ngô, các loại đậu.
  • Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau củ, các loại đậu

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không?

Bên cạnh nắm rõ người tiểu đường ăn nho được không, phụ nữ mang thai bị tiểu đường cũng phải có kiến thức cơ bản về loại thực phẩm này có ảnh hưởng gì đến cơ thể khi ăn.

Bệnh nhân tiểu đường và tiểu đường thai kỳ ăn nho được không? 7
                             Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý khi ăn nho (ảnh: Internet)

Tương tự như người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên tránh các thực phẩm làm tăng chỉ số đường huyết. Vì đối với người bình thường, lượng đường huyết tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể, còn đối với tiểu đường thai kỳ, lượng đường thay đổi tăng nhiều sẽ gây ra nhiều biến chứng ở mẹ và bé. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng dụng thực phẩm, ăn các loại hoa quả đặc biệt là nho, nên căn cứ vào tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu bà bầu thèm ăn nho, tốt nhất nên giảm dần lượng tiêu thụ loại quả này, ăn sau bữa ăn chính và ăn ít hơn 1 lần một tuần. Bên cạnh đó ăn các loại hoa quả ít đường như bưởi, thanh long, táo… kết hợp, đồng thời giảm cảm giác bị thèm nho.

Như vậy cho dù là câu tiểu đường ăn nho được không hay tiểu đường thai kỳ có được ăn nho không thì vẫn được kiến nghị là hạn chế dùng vì nho có chứa lượng đường khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến bệnh.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường và tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc đồng thời bệnh tiểu đường và ung thư có khả năng bị mất trí nhớ cao?
Một cuộc khảo sát tiến hành trên các bệnh nhân Nhật Bản đã làm...
Hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách
Những sai lầm người bệnh tiểu đường thường gặp khi uống thuốc là ỷ...
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Béo phì là nguyên nhân làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở...
Rau thuộc họ cải giúp cải thiện tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều các loại rau thuộc...
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Khi mùa hè đến, sự quan tâm của mọi người đến các ảnh hưởng...
Người mắc đồng thời bệnh tiểu đường và ung thư có khả năng bị mất trí nhớ cao?
Hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Rau thuộc họ cải giúp cải thiện tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường