Người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không?

Cỡ chữ:
A A
Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không, người bệnh cần nắm rõ một số kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường.

Tiểu đường còn gọi là đái tháo đường được coi là bệnh nội khoa, nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nằm trong danh sách những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao, có khả năng dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hại đến sức khỏe như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 10 năm qua, ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tăng 211%, có thể nói là con số đáng lo ngại và nằm trong top đầu của thế giới. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn dần được trẻ hóa, bằng chứng là tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. 

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường không nhận ra bệnh và cũng không nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến bệnh. Trong số các nguyên nhân thường gặp nhất thì việc sinh hoạt, thói quen ăn uống hằng ngày chính là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đơn giản như việc ăn bổ sung quá nhiều đường, sinh hoạt không điều độ, ăn uống không kiểm soát dẫn đến tăng cân, béo phì, lựa chọn sai thực phẩm hoặc ăn các loại trái cây không phù hợp khiến bệnh ngày càng nặng. 

1. Các biểu hiện chính của bệnh tiểu đường

Tiểu đường có ăn được hồng xiêm không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tuy nhiên trước khi tìm hiểu câu trả lời, người bệnh cần phải nắm rõ các biểu hiện của chứng bệnh này. 

1.1. Đi tiểu nhiều 

Khi cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa quá nhiều thường sẽ xuất hiện tình trạng buồn tiểu liên tục, một ngày có thể đi đến 5 – 7 lần. 

1.2. Liên tục khát nước

Người bệnh sẽ luôn cảm thấy khát, mặc dù uống rất nhiều nhưng cảm giác vẫn còn. Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi truyền trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Lúc này các tế bào sẽ kích thích cảm giác khát nước. 

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không?1
Người bị bệnh tiểu đường có rất nhiều dấu hiệu như béo phì, mệt mỏi, sụt cân… (ảnh: Internet)

1.3. Mệt mỏi và đói

Trạng thái này rất dễ nhầm lẫn khi cơ thể suy nhược, tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên, hãy lập tức đi kiểm tra vì rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Bởi nếu cơ thể không thể hấp thu đủ lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do thiếu insulin, đường sẽ bị tích trữ dư thừa trong máu. Điều này khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi và thèm ăn liên tục. 

1.4. Cân nặng giảm bất thường

Nếu bạn không theo một chế độ ăn kiêng thì việc sụt cân bất thường cũng chính là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Sụt cân là do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu, không đủ năng lượng tiếp thụ hay chuyển hóa thức ăn. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. 

1.5. Mắt mờ dần

Lượng đường trong máu khả năng cao sẽ phá hủy mao mạch dưới đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề ở hoàng điểm làm mắt bạn bị mờ. Lưu ý để chắc chắn là bạn bị tiểu đường hay bị các bệnh về mắt, bạn phải lập tức đi kiểm tra. 

1.6. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường

Nắm được các nguyên nhân dẫn đến bệnh, người bệnh sẽ biết được tiểu đường có ăn được hồng xiêm không, món ăn này có lợi cho sức khỏe của mình hay không. 

2.1. Béo phì 

Khi bị béo phì, lượng đường hấp thu vào trong máu qua huyết dịch đi khắp cơ thể. Nhờ có insulin lượng đường cũng di chuyển vào các tế bào và được cơ thể sử dụng. Bình thường, lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn do sự hỗ trợ của insulin, sự trao đổi chất diễn ra trong bản thân tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng. 

Thời kỳ đầu, chức năng sản xuất insulin của người béo phì không đáng báo động cho đến khi sự đề kháng insulin tăng lên, hiệu quả hoạt động cũng từ đó mà giảm sút. Lúc này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường, dẫn đến bệnh đái tháo đường. 

2.2. Ít vận động

Janne Tolstrup – đến từ Đại học Southern Denmark ở Copenhagen, Đan Mạch đã tiến hành phân tích thời gian ngồi hằng ngày của hơn 70 nghìn người trong vòng 5 năm. Kết quả thu được là có 1790 người mắc bệnh tiểu đường.  Với những người dành từ 6 – 10 giờ ngồi mỗi ngày đã tăng 15% nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, trên 10 giờ sẽ là 35%. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ là rằng với mỗi người dành 150 phút để vận động, tập luyện, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm xuống.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không? 2
Lười vận động cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

2.3. Hệ miễn dịch suy yếu

Sức đề kháng của cơ thể giảm xuống sẽ tạo điều kiện cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, từ đó không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

2.4. Chế độ ăn uống

Đối với mỗi bệnh nhân, nếu chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng dẫn đến bệnh tiểu đường. 

2.5. Căng thẳng hoặc dùng thuốc lá

Đây cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, khi tinh thần căng thẳng, mệt mỏi hoặc hút thuốc sẽ dễ bị bệnh tiểu đường hơn người bình thường. 

Như vậy trong số các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống tác động một phần không nhỏ. Việc người bệnh chọn ăn các thực phẩm có hại cho sức khỏe hay chọn các loại trái cây làm tăng lượng đường sẽ gây ra tình trạng rối loạn glucose, vì vậy cần đặc biệt chú ý.

3. Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không?

Trong các loại trái cây, hồng xiêm là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng, đây là loại quả rất giàu canxiphotpho, các vitaminkhoáng chất vì vậy rất tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ.

Hồng xiêm còn có khả năng cung cấp các loại tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa, các vitamin E, C, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có trong hồng xiêm cũng có tác dụng làm đẹp da, giúp da mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa, giúp giảm các nếp nhăn.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không? (ảnh: Internet)

Hồng xiêm chứa nhiều chất xơ (khoảng 5,6 g/100 g), giúp giảm nguy cơ bị táo bón, đồng thời còn hỗ trợ các tế bào ruột già và chống nhiễm trùng. 

Hồng xiêm có chứa sắt, kali, đồng, vitamin A, B, C, niacin và folate… giúp cơ thể bạn có sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Hồng xiêm có vị ngọt thanh mát, vì vậy nhiều bệnh nhân tiểu đường thường tránh các loại quả có vị ngọt. Họ thường ăn những loại quả được xem là ít ngọt hơn như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên theo khuyến nghị của các bác sĩ, có rất nhiều loại hoa quả vẫn có thể ăn như bình thường nhưng phải kiểm soát tốt lượng ăn vào mỗi ngày để tránh làm tăng đường huyết. 

Vì vậy người bị tiểu đường có thể ăn hồng xiêm như các loại quả ngọt khác tuy nhiên phải ăn ở mức độ vừa phải, đặc biệt là phải dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ. Tốt nhất nên tránh ăn nhiều cùng lúc, ăn cách nhiều giờ đồng hồ và kết hợp với các thực phẩm khác. 

Bạn đang xem bài viết: “Người bị bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường biến chứng suy tim
Tiểu đường biến chứng suy tim là một trong những biến chứng tim mạch...
Chỉ số kiểm soát đường huyết cần duy trì đề phòng ngừa biến chứng tiểu đường là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản, từ 1/6/2013, giá trị mục tiêu kiểm...
Magie
Danh mục nội dungMagie là gì?Magie có hiệu quả gì?Những loại thực phẩm nào...
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường ngoài nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin...
Thực đơn dành cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng...
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Bệnh tiểu đường thai kỳ là “Bất thường của sự trao đổi chất đường”...
Tiểu đường biến chứng suy tim
Chỉ số kiểm soát đường huyết cần duy trì đề phòng ngừa biến chứng tiểu đường là bao nhiêu?
Magie
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Thực đơn dành cho người tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường