Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến loại thực phẩm và lượng thức ăn hấp thu có thể tác động đến chỉ số đường huyết của mình. Khi tiêu thụ loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, bệnh nhân sẽ bị tăng đường huyết đột ngột và rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bệnh nhân cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu đơn giản từ việc ăn uống hàng ngày. Đu đủ là loại quả ngọt, chắc rằng bệnh nhân sẽ lo lắng rằng người tiểu đường có ăn được đu đủ không, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? Có phải bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn những loại đồ ngọt hay còn lý do nào khác? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây!

Khi nói đến bệnh tiểu đường, ăn các loại thực phẩm có nhiều đường và chỉ số đường huyết cao có thể gây ra đột biến về lượng đường trong máu. Và trái cây có vị ngọt tự nhiên hầu hết đều khiến bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế, nhưng đó là quan điểm sai lầm.

Theo TS Pradeep Gadge – một chuyên gia dinh dưỡng đến từ Ấn Độ cho biết: “Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng tiêu thụ hoa quả, trái cây làm tăng đường huyết nên đã loại bỏ thực phẩm này khỏi thực đơn ăn uống của mình. Cũng vì thế mà nhiều bệnh nhân ở tình trạng thiếu chất dinh dưỡng do lựa chọn thực phẩm hạn chế. Trái cây là nguồn cung cấp vô số các chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây nhưng với số lượng cho phép. Bệnh nhân nên cân nhắc khẩu phần ăn hợp lý để không bỏ lỡ những loại hoa quả tốt cho người tiểu đường.

1. Dinh dưỡng của đu đủ

Đu đủ là một trong những loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất và các loại chất dinh dưỡng khác, giá tương đối rẻ và có thể được sử dụng thay thế cho các tình trạng sức khỏe khác nhau (táo bón, thừa cân…), dinh dưỡng của đu đủ trong 100g được liệt kê như sau:

Chất dinh dưỡng 100g Đơn vị
Năng lượng 163 KJ
Protein 2.01 Gram
Carbohydrate 16 Gram
Chất béo (Lipid) 0.2 Gram
Chất xơ 5.9 Gram
Vitamin C 61.8 mg
Vitamin B6 0.1 mg
Niacin (vitamin B3) 0.38 mg
Vitamin A 328 µg
Thiamin (vitamin B1) 0.2 mg
Folate (vitamin B9) 38 µg
Riboflavin (vitamin B2) 0.05 mg
Lycopene 3.4 mg
Β-carotene 0.5 mg
Phenol 171 mg
Flavonoids 20.47 mg
Sắt 0.1 mg
Canxi 31 mg
Carotene  0.8 mg
Kali 275 mg
Magie 10 mg

Và để tìm hiểu bệnh tiểu đường có ăn đu đủ được không, bệnh tiểu đường ăn đu đủ chín được không hay nên ăn đu đủ chín vừa đủ…Mục tiếp theo sẽ có những tư vấn cụ thể.

2. Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không?

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng sau khi tiêu thụ tầm 438g đu đủ có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường không nên tránh tất cả các loại trái cây có chứa đường, một trong số đó là đu đủ.

Ít đường

Đu đủ mặc dù có vị ngọt nhưng hàm lượng đường khá thấp, mức đường này không ảnh hưởng quá nhiều tới bệnh tiểu đường. Trong một quả đu đủ vừa chứa khoảng 8,3g đường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong đu đủ có chứa thành phần giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Đu đủ cũng giàu enzym gọi là papain bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do gốc tự do gây nên.

Giàu vitamin

Là loại trái cây giàu vitamin A, C, magie, sắt, canxi…có thể tăng cường chức năng tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường – đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chứa nhiều chất xơ

Trong 100g đu đủ chứa 5.9g chất xơ, lượng chất xơ trong bữa ăn nhẹ này sẽ giúp bệnh nhân no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và loại bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh.

Chỉ số đường huyết thấp

Đu đủ có chỉ số đường huyết thực phẩm GI=23 và được phân loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, điều này có nghĩa là khi ăn đu đủ, đường tự nhiên sẽ được giải phóng từ từ và không làm tăng quá nhanh lượng đường trong máu. Người bệnh có thể an toàn khi tiêu thụ loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn so với việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Vì những lý do trên, có thể thấy rằng trả lời câu hỏi người bị tiểu đường có nên ăn đu đủ là: bệnh nhân tiểu đường có thể ăn đu đủ. Ngoài ra, một số hoa quả tốt khác cho bệnh tiểu đường là: ổi, bơ, việt quất, dưa hấu, mận.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không?
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không? (Ảnh: Internet)

3. Lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường ăn đu đủ

Bệnh nhân tiểu đường ăn đu đủ quá mức cũng sẽ không tốt cho cơ thể, vì thế, người bệnh tiểu đường ăn đu đủ nên có những lưu ý nhất định:

– Ăn lượng vừa đủ vào buổi sáng hoặc trong các bữa ăn nhẹ để giảm cơn thèm ăn vặt.

– Nếu không thích ăn theo miếng đu đủ, bệnh nhân có thẻ trộn đu đủ với ngũ cốc buổi sáng hoặc các thực phẩm giàu protein như sữa chua hoặc phô mai để làm giảm khả năng tăng đường huyết.

– Hạn chế ăn các loại đu đủ đóng hộp và nước ép đóng chai. Tiêu thụ trái cây dưới dạng nước ép được nghiên cứu là có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn dạng ăn nguyên trái.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không? 1
Tiểu đường nên chú ý để ăn đu đủ đúng cách

Đu đủ có thể không thể giúp trị hoàn toàn bệnh tiểu đường, nhưng nếu kết hợp ăn đu đủ trong chế độ ăn uống nhẹ thì cũng không phải sự lựa chọn tồi. Hãy thưởng thức lượng đu đủ cân bằng sẽ không gây hại cho cơ thể, bên cạnh đó, bệnh nhân luôn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch ăn kiêng và điều trị bệnh tiểu đường thích hợp.

4. Phụ nữ tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không?

Bà bầu tiểu đường thai kỳ không nên ăn đu đủ xanh vậy tiểu đường thai kỳ có được ăn đu đủ chín…Cùng giống như người tiểu đường, phụ nữ tiểu đường có thể ăn đu đủ nhưng bà bầu cần có những lưu ý riêng khi ăn đu đủ để không ảnh hưởng tới thai nhi.

– Thai phụ chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần trên tuần và khẩu phần chỉ là một miếng nhỏ để kiểm soát tối đa hàm lượng đường trong máu.

– Ăn đu đủ ở mức độ vừa phải. Không nên ăn đu đủ xanh để hạn chế nguy cơ bị co thắt tử cung. Không nên ăn đu đủ quá chín để tránh tình trạng con sinh da bị vàng da do tác động của beta carotene.

– Thai phụ tiểu đường thai kỳ đang gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và đường ruột cũng nên cân nhắc trước khi ăn đu đủ quá chín.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không? 2
Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? Tiểu đường thai kỳ có được ăn đu đủ chín?

Nói chung, bài viết trên đã giải đáp bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không và tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không, từ đó người bệnh biết cách ăn uống hợp lý và điều chỉnh khẩu phần ăn thích hợp.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đu đủ không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Con số được báo cáo mới đây về tỷ lệ người bị mắc tiểu...
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai
Phụ nữ nên được chuẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose trong mang thai...
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Trung tâm Y tế Tuổi thọ Sức khỏe Tokyo đã tiến hành phân tích...
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Ngoài các yếu tố như cân nặng, chế độ sinh hoạt, ăn uống, di...
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai...
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người giảm cân và duy trì cân nặng thành công đã có những...
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường