Tiểu đường có ăn được quả hồng không?
Danh mục nội dung
1. Giá trị dinh dưỡng của quả hồng
Quả hồng là loại quả giàu chất dinh dưỡng, ăn loại quả này có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch và mắt. Quả hồng khi còn xanh có tính axit, khi chín có vị ngon ngọt, ăn 1 quả hồng chứa khoảng 118 calo và đây là một nguồn chất xơ tốt. Tổng thành phần trong quả hồng là 80% lượng nước và 18,6% carbohydrate bao gồm các loại đường.
– Chất xơ
Quả hồng được biết đến là loại quả giàu chất xơ (6gram/ 1 quả), lượng chất xơ hấp thụ tương đương 1/5 giá trị chất xơ khuyến cáo hàng ngày. Tuy nhiên, hồng cũng chứa loại chất xơ hòa tan gây ra các vấn đề về tiêu hóa nên nhiều người hay gặp các tình trạng đầy hơi, chướng bụng nên hạn chế ăn loại hoa quả này.

– Vitamin và khoáng chất
Hồng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe:
+ Vitamin A: Tăng cường sức khỏe răng miệng, mắt, bảo vệ làn da.
+ Vitamin B6: Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, vitamin B6 còn giúp thúc đẩy hình thành các tế bào máu và điều chỉnh lượng đường huyết.
+ Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của da, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
+ Vitamin E: Đây là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ màng tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
+ Kali: Kali là khoáng chất quan trọng trong không thể thiếu trong hệ tim mạch và thần kinh.
– Các hợp chất thực vật
Quả hồng chứa một số hợp chất thực vật giúp cải thiện sức khỏe bao gồm: zeaxanthine, lycopene, lutein và tannin.
+ Zeaxanthine: Chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy thị lực.
+ Lutein: Tương tự lợi ích của zeaxanthine, lutein cũng giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt.
+ Lycopene: Đây là chất oxy hóa giúp đem lại lợi ích sức khỏe cho hệ tim mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
+ Tannin: Tanin có thể ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể.
2. Tiểu đường có ăn được quả hồng không?
Hồng có thể là hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường cần cẩn trọng trong việc tiêu thụ loại hoa quả này. Bệnh nhân tiểu đường cần cẩn thận về khẩu phần tiêu thụ hồng, xem xét xem chúng có làm lượng đường trong máu tăng lên hay không.
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh ung thư và tim mạch. Hiện nay không chỉ là căn bệnh của người già mà giới trẻ cũng mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh tiểu đường đòi hỏi một chế độ ăn uống phù hợp nghiêm ngặt để điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân cần lựa chọn các thực phẩm hàng ngày với số lượng hợp lý để không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu cũng như những thực phẩm có tác động xấu tới sức khỏe. Ngay cả trong trường hợp người khỏe mạnh lượng đường trong máu cũng sẽ tăng sau khi ăn các thực phẩm chứa nhiều glucose, vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt cẩn thận khi đưa vào chế độ ăn uống hầu hết các loại trái cây có chứa glucose. Hồng có chỉ số đường huyết thực phẩm GI =70 thuộc loại chỉ số trung bình, vì vậy khi tiêu thụ loại trái cây này nên chú ý ăn chừng mực.
Bên cạnh đó, khi bệnh nhân tiêu thụ hồng, người bệnh phải biết rằng khẩu phần phù hợp cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tính chính xác về liều insulin phải tiêm hay thuốc uống hàng ngày.
Mặc dù cần nên hạn chế sử dụng hồng khi mắc bệnh tiểu đường nhưng số lượng nhỏ có thể mang lại lợi ích lớn cho cơ thể. Như đã nhắc đến bên trên, đây là loại quả có nhiều chất xơ, chứa lượng lớn các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như magie, kali, photpho, canxi, sắt và các loại vitamin A, B, C…Ngoài ra, nhiều chất dinh dưỡng trong hồng có tác dụng tốt đối với một số biến chứng bệnh tiểu đường.
Phần lớn bệnh nhân tiểu đường mắc một số bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch và bệnh lý mạch máu, vì thế vitamin E, S trong hồng sẽ giúp tăng cường mạch máu và Kali có tác dụng tốt cho cơ tim.
Biến chứng thứ hai mà người bệnh cần quan tâm là bệnh thận tiểu đường, quà hồng chứa lượng magie lớn có thể ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. Bệnh nhân thiếu máu ăn hồng cũng rất tốt do hàm lượng sắt trong loại quả này.

3. Bệnh nhân tiểu đường ăn hồng như thế nào?
Mùa quả hồng thường từ tháng 9 đến tháng 12, bệnh nhân tiểu đường nên ăn quả hồng tươi và chín đỏ đậm, không nên tiêu thụ dạng hồng khô nhiều đường. Bệnh nhân nên chú ý gọt vỏ hồng trước khi ăn để tránh tác hại của loại chất hóa học trong hồng.
Những lưu ý khi ăn quả hồng mà bệnh nhân nên chú ý thêm:
– Không nên ăn hồng cùng các loại thực phẩm dưới đây
+ Trứng: Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nôn mửa, viêm ruột cấp tính, vì vậy bệnh nhân tiểu đường ăn hồng nên chú ý không ăn hồng sau khi ăn trứng.
+ Canh cua: Canh cua và hồng cũng là 2 loại thực phẩm nên tránh ăn cùng nhau, nhiều người ăn hai loại thực phẩm này có thể gây đau bụng, buồn nôn và đi ngoài. Nặng hơn, khi ăn hồng với cà chua lâu ngày có thể khiến người bệnh bị sỏi nguy hiểm đối với sức khỏe.
+ Thịt ngỗng: Thịt ngỗng giàu protein khi kết hợp với tanin trong hồng có thể ngưng tụ thành protein acid tannic, nếu bị nặng có thể gây tử vong.
+ Khoai lang: Ăn hồng cùng khoai lang cũng là nguyên nhân dẫn đến tạo sỏi trong dạ dày, gây hại tới sức khỏe của dạ dày.
– Không nên ăn hồng khi đói bụng
Hồng là loại quả chứa nhiều tanin và pectin, vì thế khi bệnh nhân tiểu đường ăn lúc đói 2 chất trên sẽ kết tủa dưới tác dụng của dịch axit dạ dày và hình thành sỏi thận trong dạ dày. Khi sỏi nghẽn trong đường tiêu hóa, bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn ra máu…
– Những người bị tiểu đường kèm theo các triệu chứng sau đây không nên ăn hồng
Người bệnh tiểu đường hay bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược khi ốm yếu, phụ nữ tiểu đường thai kỳ sau sinh, những người bệnh tiểu đường đang bị cảm lạnh không nên ăn hồng, vì đây là khoảng thời gian người bệnh kiểm soát đường huyết kém, vì thế dễ dàng bị tăng đường huyết.
Nói chung, bài viết trên đã giải đáp tiểu đường có ăn được hồng không, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ những lưu ý khi ăn hồng để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường có ăn được quả hồng không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/