Bệnh nhân tiểu đường có ăn được mướp không?
Danh mục nội dung
1. Bệnh nhân tiểu đường ăn gì để không làm tăng lượng đường trong máu?
Bệnh nhân tiểu đường cần áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng để giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường có thể xảy ra, đặc biệt là các nguy cơ có liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh…Dưới đây là những gợi ý về những thực phẩm tốt cho người tiểu đường:
– Rau xanh lá
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tất cả các loại rau/ củ quả có màu xanh như: cải xoăn, cần tây, đậu bắp, rau mầm, cải bó xôi, cải xoong, bông cải xanh, đậu xanh…Vì các loại rau này không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Bên cạnh đó, rau xanh lá chứa nhiều chất xơ hòa tan, khoáng chất, vitamin cần thiết… bảo vệ mạch máu và mắt.
Nếu coi lượng thức ăn trong bữa ăn chính là 4 phần thì rau xanh chiếm 1/2 đĩa, và người bệnh nên ăn rau xanh trước tiên, sau đó ăn canh rồi mới ăn cơm và các loại thức ăn khác. Khi ăn theo thứ tự ăn như vậy sẽ giúp bệnh nhân giảm cảm giác đói và làm chậm hấp thu đường vào máu sau ăn.
>> Bài viết hữu ích liên quan: “Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức“
– Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc còn nguyên lớp vỏ cám như gạo lứt, các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ, đậu đen…) chứa nhiều chất xơ hòa tan, giàu đạm và các vitamin nhóm B. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt này thay thế nguồn tinh bột từ cơm trắng để giúp kiểm soát đường máu hiệu quả hơn.
Người bệnh có thể chế biến loại ngũ cốc nguyên hạt này làm món ăn bữa sáng hoặc bữa phụ bằng cách rang xay và trộn cùng sữa chua, hoa quả. Một cách khác, bệnh nhân có thể nấu cháo cùng đậu hũ, cá…nhưng lưu ý không thêm đường và cho một chút muối để tăng thêm vị đậm đà cho món ăn.
– Trứng
Trứng giàu omega – 3 và nhiều dưỡng chất khác có thể giúp cải thiện độ nhạy của insulin, tăng lượng HDL cholesterol (cholesterol tốt) cho người bệnh. Trứng còn là thực phẩm giúp no lâu và giảm cảm giác thèm ăn, giúp bệnh nhân hạn chế ăn quá nhiều. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 5 quả/ tuần và cách chế biến tốt nhất là luộc.
– Các loại cá: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi
Bệnh nhân nên sử dụng các nguồn chất đạm lành mạnh từ cá hồi, cá mòi, cá ngừ…sử dụng thay thế các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò hay ăn hàng ngày. Cá là thực phẩm không làm tăng lượng đường trong máu và cung cấp nhiều chất béo tốt giúp làm giảm bệnh tim mạch và đột quỵ.
Người bệnh tiểu đường nên ăn 2-3 bữa cá/ tuần và chế biến bằng cách luộc, hấp thay vì rán hoặc kho. Bệnh nhân tiểu đường kèm theo tăng axit uric máu (bệnh Gout) không nên ăn cá ngừ, cá hồi mà thay thế bằng các loại cá đồng.
– Các loại hoa quả mọng
Các loại trái cây như ổi, thanh long, trái cây có múi như cam, bưởi…hay các loại quả mọng như dâu tây, việt quất…ít gây tăng lượng đường trong máu, đồng thời đây là những loại hoa quả giàu chất oxy hóa, dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, dù trái cây rất tốt nhưng vẫn chứa năng lượng nên bệnh nhân tiểu đường không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm. Bệnh nhân có thể ăn trái cây vào các bữa phụ và áp dụng theo nguyên tắc “lòng bàn tay” – tức là khẩu phần trái cây ăn vừa đủ nằm trong lòng bàn tay.
>> Xem thêm chi tiết bài viết: “Quả tốt cho người tiểu đường”
Mướp là loại thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn của chúng ta trong những ngày hè oi nóng, tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn được mướp không? Ăn mướp có ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết không, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
2. Bệnh nhân tiểu đường có ăn được mướp không?
Mướp có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, có tính mát, giúp thanh mát và có thể hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Bệnh nhân tiểu đường có ăn được mướp không cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, về cơ bản, mướp không phải là loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế ăn, chưa có những căn cứ khoa học chỉ định mướp ảnh hưởng không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân có thể chú ý thêm, nếu mình thuộc loại cơ địa hay đau bụng, tỳ vị yếu hoặc liệt dương hay đi phân nát, lỏng không nên ăn trái mướp thường xuyên.
Mướp đắng cũng là loại rau củ thuộc họ bầu bí và được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trái mướp đắng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Mướp đắng có vị như tên gọi của nó, khi nấu lên, vị đắng càng gia tăng, tuy nhiên, đây là món ăn bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua.
3. Mướp đắng và bệnh tiểu đường
Mướp đắng có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:
– Giàu vitamin C, A, E, B-1, B-2, B-3 và B-9
– Chứa các khoáng chất như kali, canxi, kẽm, magiê, phốt pho và sắt
– Giàu chất chống oxy hóa như phenol, flavonoid và các chất khác
Mướp đắng có liên quan đến việc hạ đường huyết, nguyên nhân là do mướp đắng có tính chất hoạt động giống như insulin, giúp đưa glucose vào tế bào để lấy năng lượng. Việc hấp thụ mướp đắng có thể giúp các tế bào có thể sử dụng glucose và di chuyển glucose đến gan, cơ bắp và chất béo.
Mướp đắng chưa là phương pháp điều trị trực tiếp cho bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường mặc dù có bằng chứng cho thấy nó có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Vì thế, nếu người bệnh có ý muốn dùng mướp đắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trực tiếp xem mình có thể sử dụng không. Còn trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân có thể thêm thực phẩm này để chế biến các món ăn chính.
4. Nước ép mướp đắng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Bệnh nhân có thể thực hiện liệu pháp nước ép mướp đắng hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng + 1 cốc nước lọc + nửa cốc nước chanh + một ít muối.
Thực hiện:
– Cắt quả mướp đắng làm đôi theo chiều dọc, tách bỏ phần ruột chứa hạt
– Phần thịt mướp đắng cắt thành những miếng nhỏ và ngâm trong nước lạnh
– Sau khi ngâm 30 phút, cho từng miếng mướp đắng nhỏ vào máy ép trái cây
– Cho thêm nửa muỗng cà phê muối + nước ép chanh + nước lọc rồi khuấy đều
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng hỗn hợp này một hoặc hai lần một ngày.
Bệnh nhân cần chú ý một số tác dụng phụ khi dùng mượt đắng:
– Tiêu chảy, nôn mửa và các vấn đề đường ruột khác
– Chảy máu âm đạo, co thắt và phá thai
– Giảm đường huyết nguy hiểm nếu người bệnh đang dùng insulin
– Tổn thương gan
– Ăn cùng với các loại thuốc khác để thay đổi hiệu quả của chúng
– Vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu ở những người đã phẫu thuật gần đây
Bài viết trên đã lý giải câu hỏi bệnh nhân tiểu đường có ăn được mướp không, qua đó người bệnh có thể yên tâm hơn trong việc sử dụng thực phẩm. Nói chung, để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất, người bệnh nên thường xuyên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh nhân tiểu đường có ăn được mướp không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/