Bệnh tiểu đường có ăn được hạt hướng dương không?
Danh mục nội dung
1. Lợi ích của hạt hướng dương
Chúng ta cũng không còn lạ với hạt hướng dương, loại hạt hình giọt nước, có vỏ màu xám hoặc đen thường ăn trong dịp lễ Tết, đám hỏi hay trà đá hàng ngày. Nhưng có lẽ bạn không biết rằng, hạt hướng dương là loại hạt giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.
Khoảng 4 thìa hạt hướng dương chưa bóc vỏ (cao khoảng 1-2 đốt ngón tay) tương đương với khẩu phần ăn thông thường khoảng 28g.
Theo một nghiên cứu đã công bố trên “Food Chemistry”, trong hạt hướng dương chứa lượng dầu rất cao, giàu chất béo lành mạnh, là nguồn vitamin E dồi dào, đồng thời chứa nhiều khoáng chất và vitamin khác như: mangan, phốt-pho, selen, magie, vitamin B6, vitamin B1, niacin và folate.
Cứ mỗi lượng hướng dương của khẩu phần ăn như trên sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 14g chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Hai loại chất béo này mang nhiều lợi ích cho tim mạch, giúp ngăn ngừa các loại bệnh về tim.
Khẩu phần ăn hạt hướng dương chứa tới 2.5g chất xơ và 6g protein. Protein, chất xơ và chất béo (lipid)đóng vai trò quan trọng giúp no lâu.
Các khoáng chất và vitamin bổ dưỡng trong hạt hướng dương có nhiều tác dụng:
– Vitamin E: giúp chống viêm và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
– Folate hay vitamin B9: có lợi cho quá trình tổng hợp ADN
– Phốt-pho: giúp xương chắc khỏe
– Selen: là chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào bị tổn thương
– Mangan: tốt cho sự phát triển của xương
– Đồng: tốt cho hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim mạch
– Vitamin B6: tăng cường phát triển chức năng nhận thức của não bộ
– Kẽm: cải thiện quá trình trao đổi chất và chức năng của hệ thống miễn dịch
Hạt hướng dương rất giàu magie – loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể với hơn 300 lợi ích sức khỏe khác nhau. Có thể thấy, hạt hướng dương có nhiều lợi ích tới sức khỏe, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường có chú ý gì khi ăn hạt hướng dương không hay người tiểu đường có ăn được hạt hướng dương không? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại mục tiếp theo.
2. Bệnh tiểu đường có ăn được hạt hướng dương không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn hạt hướng dương có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo Daily Mail, khi ăn các loại thực phẩm giàu chất béo omega – 6, chẳng hạn như các loại hạt và dầu hướng dương có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 35%.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng, khi omega-6 chuyển đổi thành axit linoleic trong cơ thể chúng ta sẽ giúp giảm phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và quá trình trao đổi chất béo. Cơ thể chúng ta không tự sản xuất ra loại axit linoleic này, vì vậy muốn hấp thu phải lấy từ thực phẩm, vì thế, các nhà dinh dưỡng đều khuyến khích hấp thu các loại thực phẩm giàu omega-6.
Các loại hạt hay dầu như đậu nành, hướng dương đều là những thực phẩm chứa nhiều omega-6 được chuyển đổi axit linoleic khi tiêu thụ, vì thế khi ăn một ít hạt mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người trong cơ thể có mức axit linoleic cao thường có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn những người có lượng thấp.
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng hạt hướng dương ăn vặt hàng ngày và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Như đã nói bên trên, lượng magie dồi dào với hơn 300 lợi ích sức khỏe cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo nhà nghiên cứu dinh dưỡng Brian St. Pierre, magie có thể giúp giảm sáp suất lượng máu, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch ở người bệnh. Đồng thời, maige còn là chất thiết yếu trong xương, giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh và tăng cường sức khỏe cơ bắp.
3. Lời khuyên khi ăn hạt hướng dương
Bệnh nhân tiểu đường ăn hạt hướng dương rang nóng kể cả khi có vỏ hoặc không có vỏ. Tuy vỏ có nhiều chất xơ, nhưng khi ăn nên bỏ vỏ, vì vỏ hạt hướng dương khá khó nhai và gây hại tới hệ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể lựa chọn các ăn sống hoặc mua loại đã rang sẵn đều được.
Khi ăn sống, bệnh nhân có thể ăn kèm với sữa chua, salad hoặc súp trong các bữa ăn nhẹ.
Vì hạt hướng dương rất nhiều chất béo, nên khi ăn bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp, không nên tiêu thụ chất béo vượt mức cho phép.
4. Những loại hạt khác tốt cho bệnh tiểu đường
Ngoài hạt hướng dương, những loại hạt dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung, chúng còn có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các loại hạt khuyến khích đối với bệnh nhân tiểu đường là:
– Hạnh nhân
Hạnh nhân được tìm thấy giúp giảm chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn. Có chức năng tốt trong việc giảm stress oxy hóa, là yếu tố cơ bản trong bệnh tiểu đường cũng như bệnh tim.
Người bệnh tiểu đường nên ăn hạnh nhân không ướp muối, có thể sấy khô nhưng tránh rang trong với dầu. Có thể ăn hạnh nhân chung với bột yến mạch, ngũ cốc ăn sáng, salad và sữa chua.
– Quả óc chó
Một nghiên cứu công bố năm 2015 cho thấy lượng đường trong máu cao có thể làm giảm hoạt động chống oxy hóa của tế bào, nhưng quá trình này có thể được đảo ngược bởi dầu có trong quả óc chó. Ăn quả óc chó thường xuyên có tác dụng chống lại stress oxy hóa, nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi tiêu thụ 30 gram (khoảng 7-8 quả) mỗi ngày trong một năm sẽ giúp giảm cân và cải thiện nồng độ insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn hạt óc chó có lớp màng bên ngoài, mặc dù lớp màng này có vị hơi đắng. Mọi người có thể nghiền nát quả óc chó và thêm vào món salad, rau xào hoặc sữa chua.
– Hạt dẻ cười (hồ trăn)
Một thử nghiệm vào năm 2014 cho thấy việc người mắc bệnh tiểu đường ăn hạt dẻ cười có thể giúp giảm chỉ số đường huyết lúc đói và mức HbA1c. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy loại quả này giúp giảm mức đường huyết sau bữa ăn, điều này rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Nên hạn chế ăn các loại hạt hồ trăn loại vỏ có muối và ngọt, điều này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Mọi người có thể ăn hạt dẻ cười nghiền nát cùng món salad trái cây hoặc rau.
– Hạt bí ngô
Hạt bí ngô được tìm thấy có chứa các thành phần giúp hạ đường huyết, khi ăn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì lượng đường trong máu. Hạt bí ngô cũng giàu chất xơ, một yếu tố giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Chúng ta có thể ăn hạt bí ngô sống hoặc rang, ăn cùng súp, ngũ cốc, salad, sinh tố hoặc sữa chua.
– Hạt lanh
Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ hạt lanh có thể giúp giảm đường huyết lúc đói cũng như nồng độ HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, cần chú ý tiêu thụ hạt lanh đúng cách, nếu không được nhai đúng cách, hạt lanh có thể sẽ không được tiêu hóa và rửa sạch khỏi cơ thể.
Bệnh nhân tiểu đường có thể xay hạt lanh và thêm bột vào các thực phẩm nướng, bột yến mạch, ngũ cốc, sinh tố hoặc sữa chua.
– Hạt Chia
Một nghiên cứu được công bố năm 2008 cho thấy khi những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ hạt chi-a sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhất định đối với bệnh tim. Bổ sung vào chế độ ăn uống với hạt chia có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Người bệnh ăn hạt chi-a không cần phải nghiền như hạt lanh, vì vậy chỉ cần thêm vào ngũ cốc ăn sáng, bánh pudding, cháo và các món rau, cơm hoặc sữa chua.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh tiêu thụ bốn khẩu phần hạt không ướp muối mỗi tuần, và một khẩu phần bằng một nắm nhỏ của toàn bộ hạt.
Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù các loại hạt này tốt cho sức khỏe người bệnh, chúng vẫn chứa 80% chất béo và vì thế bệnh nhân cần bổ sung điều độ và để bù đắp, hãy cắt giảm các thực phẩm béo khác trong chế độ ăn uống sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề tiểu đường có ăn được hạt hướng dương không mà nhiều người bệnh còn băn khoăn. Đối với bệnh tiểu đường, người bệnh nên có những chú ý nhất định trong ăn uống để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và việc kiểm soát bệnh của mình.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường có ăn được hạt hướng dương không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/