Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường cần cẩn thận về những gì hấp thu hàng ngày để kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Sữa đậu nành, đặc biệt là loại sữa đậu nành không đường có thể là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh của người bệnh tiểu đường. Chúng ta cùng tìm hiểu bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không? Có nên uống sữa đậu nành không? Và khẩu phần uống sữa đậu nành cho người tiểu đường như nào là hợp lý?

1. Chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành

Hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino axit cần thiết (isoleucine, methionine, tryptophan, lysine, valine, phenylalanine) và giàu khoáng chất như: Canxi, Sắt, Magie, Photpho, Kali, Natri, các vitamin D, vitamin B1, vitamin A, vitamin B2, vitamin E

Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng chứa lượng calcium nhiều hơn sữa bò. Một điểm đáng chú ý là sữa đậu nành không chứa lactose, có thể thay thế sữa bò đối với những người bị dễ bị đau bụng do lactose.

Dinh dưỡng trong 250ml sữa đậu nành không đường
Calo: 79

Chất béo: 4,01g

Carbohydrate: 4,01g

Chất xơ: 1g

Protein: 7g

Canxi: 300mg

2. Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Hỏi: Bệnh nhân tiểu đường có uống sữa đậu nành được không?

Đáp: Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành có ảnh hưởng tốt tới kiểm soát đường huyết hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã xác định những thực phẩm giàu các tinh chất đậu nành isoflavone giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngbệnh tim mạch. Hấp thu thực phẩm đậu nành đã được chứng minh là làm giảm lượng cholesterol, giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không?
Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không? Người tiểu đường có nên uống sữa đậu nành?

>> Có thể bạn không biết: “Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương

3. Người tiểu đường uống sữa đậu nành có lợi ích gì?

Ngoài việc nắm thông tin bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không? thì chúng ta cũng cần hiểu thêm những lợi ích cơ bản mà sữa đậu nành mang lại cho người bị tiểu đường:

– Uống sữa đậu nành giúp phòng chống huyết áp cao

Sữa đầu nành rất giàu các khoáng chất Magie, Natri, Kali giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định huyết áp, phòng ngừa tình trạng huyết áp cao.

– Sữa đậu nành bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người tiểu đường

Sữa và các sản phẩm từ sữa là một phần quan trọng của chế độ ăn uống của người tiểu đường. Nếu mắc bệnh tiểu đường, người bệnh phải hạn chế dung nạp đường, vì vậy có thể sử dụng sữa đậu nành không đường để thay thế. Sữa đậu nành bổ sung protein, đồng thời chứa ít chất béo cho nên có thể giúp bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Trên thị trường chỉ có một vài sản phẩm sữa đậu nành đảm bảo yêu cầu này, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi dùng.

– Uống sữa đậu nành làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở người tiểu đường

Protein trong đậu nành cũng là một phần quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và đây là mối quan tâm chính đối với bệnh nhân tiểu đường. Hấp thụ thực phẩm chứa protein đậu nành sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mức cholesterol của bệnh nhân, nếu bệnh nhân tiêu thụ 50g protein đậu nành mỗi ngày, có thể giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) xuống 3%. Tuy nhiên, 50g protein đậu nành là lượng tương đương với tám cốc sữa đậu nành – nhiều hơn lượng tối đa một người bình thường nên uống mỗi ngày.

– Giảm mỡ máu ở người tiểu đường

Uống sữa đậu nành giúp người bệnh no lâu, đồng thời trong đó cũng có vi chất giúp phân giải lượng mỡ thừa tích tụ trong thành phần máu. Từ đó, bệnh nhân có thể ngăn ngừa các biến chứng tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp…

4. Khẩu phần sữa đậu nành phù hợp đối với người tiểu đường

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng uống sữa đậu nành không đường là một trong những lựa chọn tốt nhất trong danh mục sữa hoặc sữa thay thế đối với người tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên hấp thụ sữa đậu nành ở mức độ vừa phải, khuyến khích là từ 2 – 3 cốc mỗi ngày. Mặc dù sữa đậu nành có thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người tiểu đường, nhưng hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng lượng hấp thụ protein và carbohydrate.

Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không? 1
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống 2-3 ly sữa đậu nành mỗi ngày

5. Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành

– Người tiểu đường uống sữa đậu nành cần chú ý tới lượng carbohydrate

Bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi số lượng carbohydrate hấp thụ, bởi vì carbohydrate dễ dàng làm tăng đường huyết. Lượng carbohydrate trong các sản phẩm sữa đậu nành khác nhau, cho dù là cùng một thương hiệu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần chú ý đọc chi tiết thành phần trên nhãn sản phẩm để lựa chọn loại sữa đậu nành ít ảnh hưởng tới đường huyết.

– Đun sôi sữa đậu nành không đường trước khi uống

Đây là biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài khi uống phải loại sữa đậu nành không đảm bảo an toàn. Có thể bệnh nhân sẽ bị ngộ độc bởi các men trypsin, saponin… việc đun sôi giúp ức chế các men này.

– Sữa đậu nành tuyệt đối không kết hợp với trứng

Việc uống sữa đậu nành khi ăn trứng sẽ khiến bệnh nhân khó tiêu và giảm lượng dưỡng chất hấp thu ở cả hai thực phẩm này.

– Không uống chung sữa đậu nành và đường đỏ

Đường đỏ chứa nhiều axit hữu cơ gây biến tính một số dưỡng chất và protein trong đậu nành, làm người uống khó hấp thu và tiêu hóa.

– Uống sữa đậu nành trước bữa ăn

Nên uống sữa đậu nành trước bữa ăn và ăn cùng thực phẩm chứa tinh bột vì sẽ giúp bản thân người uống hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

–  Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc

 Việc kết hợp uống sữa đậu nành và thuốc sẽ làm mất hiệu quả của thuốc cũng như dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

– Sữa đậu nành không nên đựng trong bình giữ nhiệt

Giữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt sẽ làm vi khuẩn phát triển tốt trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ lý tưởng. Do đó, sữa đậu nành nhanh bị hỏng và nếu uống sẽ bị đau bụng, đi ngoài.

– Nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi uống

Việc ăn uống của bệnh nhân tiểu đường nên được sự thông qua của bác sĩ điều trị, bởi việc thường xuyên uống cũng không phải tốt với tất cả người bệnh, vì thế bệnh nhân cần được nhận lời khuyên từ các bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin giúp người bị tiểu đường hiểu rõ về các lợi ích mà sữa đậu nành mang lại cũng như lượng sữa đậu nành cần uống mỗi ngày, phát huy vai trò tốt nhất của sữa đậu nành với quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường uống sữa đậu nành được không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường
Tiểu đường có những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức...
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Một nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc...
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một cuộc khảo sát theo dõi khoảng 86.000 người Nhật trong 20 năm đã...
6 loại thực phẩm giúp cân bằng đường huyết và cải thiện giấc ngủ
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần một chế độ ăn uống...
Cholesterol
Danh mục nội dungCholesterol là gì?HDL cholesterol và LDL cholesterolLàm thế nào để hấp...
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được phân làm 3 loại và mỗi loại có...
Thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
6 loại thực phẩm giúp cân bằng đường huyết và cải thiện giấc ngủ
Cholesterol
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường