Bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không?

Cỡ chữ:
A A
Hạt sen đã được sử dụng trong y học và và ẩm thực Trung Quốc từ 3000 năm trước và cũng phổ biến ở Ấn Độ với nhiều công dụng như làm món ăn chay, giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Có vẻ như đây là một loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tại bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem người bệnh tiểu đường có ăn được hạt sen không và công dụng của hạt sen đối với bệnh tiểu đường.

Trước tiên chúng ta không thể không nhắc tới giá trị dinh dưỡng của loại hạt bổ dưỡng này.

1. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của hạt sen

Hạt sen có hàm lượng calories thấp, hạt sen tươi chỉ chứa 89 calo/100g, hạt sen khô chứa 324 calo/100g.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không? 1
Hạt sen có nhiều giá trị dinh dưỡng và sức khỏe (ảnh: Internet)

Hàm lượng chất dinh dưỡng giàu carbohydrate, protein và chứa rất ít chất béo (100g hạt sen chứa khoảng 15,4 g protein – 27% lượng protein cần thiết hàng ngày nhưng chỉ chứa khoảng 2,2 g chất béo). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh protein trong hạt sen là protein giúp cân bằng dinh dưỡng và có tầm quan trọng đáng kể trong chế độ ăn kiêng.

– Tăng cường sức khỏe đường ruột

Bên cạnh đó, hạt sen chứa nhiều axit amin thiết yếu như phenylalanine, tyrosine, leucine và lysine…giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, và nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Các vitamin và khoáng chất trong hạt giúp tăng cường hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, và khó tiêu… các vấn đề khác về dạ dày.

– Thực phẩm lành mạnh thay thế cho những người bị ứng với gluten

Giống như các hạt giống của thực vật hai lá mầm khác, hạt sen cũng không có loại protein gluten, vì thế hạt sen có thể là một sự lựa chọn thay thế lành mạnh cho những bệnh nhân dị ứng gluten lúa mì và bệnh celiac (cũng là một loại bệnh dị ứng với protein gluten).

– Tốt cho bà bầu

Hạt sen tươi cũng như khô là một nguồn folates tuyệt vời. 100g hạt sen cung cấp 104g – 26% folates cần thiết. Folate và vitamin B12 là một trong những thành phần thiết yếu của quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Chế độ ăn uống folate đầy đủ khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

– Tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể

Hạt sen là thực phẩm cung cấp giàu lượng vitamin nhóm B như thiamin (53% RDA / 100 g), riboflavin (11,5%RDA / 100g), niacin, axit pantothenic và vitamin B6 (48 % của RDA // 100 g). Đây là những vitamin đồng yếu tố cho các enzyme khác nhau trong quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể con người. (RDA – Recommended Dietary Allowance là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị mỗi ngày)

– Giúp trái tim khỏe mạnh

Hơn nữa, hạt sen chứa một lượng khoáng chất tuyệt vời như mangan (100%RDA // 100g), kali (29%RDA /100g), canxi, sắt (44%RDA // 100g), magie, kẽm và selen giúp cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể. Magie, mangan là những khoáng chất cần thiết tốt cho trái tim khỏe mạnh.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Mangan giống như enzyme superoxide effutase là một yếu tố đồng quan trọng giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự phá hủy oxy hóa trong quá trình sản xuất năng lượng. Cùng với các chất chống oxy hóa khác như vitamin A, hấp thụ hạt sen có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân truyền nhiễm và ngăn ngừa tác động có hại của các gốc tự do trong cơ thể.

– Tốt cho bệnh nhân cao huyết áp

Trong hạt sen còn chứa các chất chống co thắt và isoquinolin giúp mở rộng mạch máu và làm giảm huyết áp đối với bệnh nhân có nguy cơ huyết áp cao.

Tóm lại, hạt sen chứa rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, và mọi người không nên bỏ qua loại hạt này. Để biết người bệnh tiểu đường có ăn được hạt sen không, cùng tìm hiểu tại mục tiếp theo.

2. Người bệnh tiểu đường có ăn được hạt sen không?

Hạt sen là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (thấp hơn các loại thực phẩm như gạo và bánh mì…) hàm lượng calories thấp, lại giàu chất xơ nên có tác dụng giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, hạt sen có hàm lượng natri thấp và magie cao, rất có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và béo phì.

Là thực phẩm giàu carbohydrate và protein, nếu người bệnh tiểu đường ăn đúng lượng và đúng cách, hạt sen có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Có nhiều cách chế biến hạt sen, bệnh nhân có thể ăn sống, rang hoặc nghiền hoặc chế biến thành các món ăn hấp dẫn khác như súp, salad. Ngoài ra hạt sen được coi là món ăn vặt thích hợp cho bệnh tiểu đường: có thể nghiền vào bột đậu nành, pudding…

Ngoài ra, khi ăn hạt sen thường xuyên cũng giúp chúng ta giảm nguy cơ đối mặt với bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không?
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không? (ảnh: Internet)

3. Lá sen chữa tiểu đường?

Lá sen chữa tiểu đường? Và Tiểu đường có ăn được hạt sen không? Là những thắc mắc thường gặp của bệnh nhân về những công dụng của cây sen đối với người tiểu đường.

Lá sen có chứa nhiều công dụng như băm nhỏ cùng hạt đậu xanh nấu canh phòng rôm sẩy, nước lá sen chữa tiêu chảy, bên cạnh đó, lá sen còn có tác dụng an thần, ức chế chứng loạn nhịp tim, hãm trà uống để chống nóng và giải nhiệt….

Ngoài ra, một số nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện ra lá sen có tác dụng giảm béo, ổn định đường huyết và giúp giảm mỡ máu ở bệnh nhân. Từ đó, bệnh nhân có thể sử dụng nhiều thực phẩm chiết xuất từ lá sen cũng đã được nghiên cứu để góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không? 2
Lá sen chữa tiểu đường? (ảnh: Internet)

Bài viết đã giải đáp rõ ràng việc bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không. Ngoài hạt sen, còn rất nhiều thực phẩm khác tốt cho bệnh tiểu đường bao gồm trái cây và rau quả giàu chất xơ tươi, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… Người bệnh hãy chắc chắn rằng tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia vào các bài tập hoặc một số hoạt động thể chất để giúp kiểm soát bệnh tích cực.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường có ăn được hạt sen không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Các biện pháp chống lại bệnh béo phì và suy nhược cơ thể
Bằng việc phòng chống lại cân béo phì, chúng ta có thể phòng ngừa...
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường...
❓ Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường
Người ta nói rằng nếu bệnh nhân tiểu đường tiếp tục duy trì kiểm...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, có nhiều trường hợp bệnh tiến...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Các biện pháp chống lại bệnh béo phì và suy nhược cơ thể
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
❓ Hỏi đáp về cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường