Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

Cỡ chữ:
A A
Măng chứa ít calo, giàu protein, chất xơ và các vitamin và khoáng chất. Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không và ăn măng có tốt cho người tiểu đường?

1. Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng là loại thực phẩm sẵn có ở miền núi, mọc ở những nơi có rừng tre, trúc, nứa. Măng có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích như canh măng, măng hầm chân giò, măng nấu vịt…

Giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau, thành phần chứa đủ các chất glucid, vitamin, muối khoáng, protid. Nhưng măng chứa nhiều chất xơ hơn rau và khi măng càng già thì tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng và khó tiêu hơn. Măng khô được chế biến bằng cách phơi khô măng tươi cho bớt nước nên chứa tỷ lệ các chất dinh dưỡng cũng cao hơn.

Cứ mỗi 100g măng, chứa những giá trị dinh dưỡng là:

100g măng chứa 27g calo
Carbonhydrate 5.2g (4% giá trị khuyến nghị hàng ngày) Vitamin E 1mg
Protein 2.60g Sắt 0.50mg
Tổng chất béo 0.3g Đồng 0.190mg
Chất xơ 2.2g Phốt-pho 0.59mg
Vitamin A 20 IU Canxi 13mg
Vitamin B1 hoặc Thiamin 0.150mg Magiê 3mg
Vitamin B2 hoặc Riboflavin 0.070mg Mangan 0,262mg
Niacin 0.600mg Kẽm 1,10mg
Axit Pantothenic 0.161mg Kali 533mg
Vitamin B6 hoặc Pyridoxine 0.240mg Vitamin C 4mg

Dinh dưỡng trong 100g các loại măng:  

Dinh dưỡng trong 100g măng các loại Nước Protid Glucid Chất xơ
Măng tre tươi 92g 1,7g 1,7g 4,1 g
Măng nứa tươi 92g 1,9g 1,7g 3,9g
Măng vầu tươi 91g 1,4g 2,5g 4,5g
Măng ngâm chua 92,8g 1,4g 1,4g 4,1 g
Măng khô 23g 13g 21,5g 36g

2. Ăn măng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Măng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nguyên nhân được tìm ra là do các chiết xuất từ tre có thể làm giảm lượng glucose mãn tính trong máu. Ngoài ra, các chiết xuất này cũng giúp ngăn ngừa sự gia tăng lipid trong các tế bào mỡ, có liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này xảy ra khi sự tích tụ quanh gan, tim, thận và các tế bào khi chúng ta ăn quá nhiều. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ về béo phì và suy tim.

Một nghiên cứu mới được công bố cho rằng măng tây giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Karachi ở Pakistan đã đánh giá vai trò ngăn ngừa tiểu đường ở măng tây bằng cách tiêm cho chuột các chất hóa học gây bệnh tiểu đường – giảm sự sản xuất của insulin và làm lượng đường trong máu tăng cao. Sau đó, một nửa số chuột thí nghiệm được điều trị với chiết xuất từ măng tây và nửa còn lại được điều trị với thuốc trị tiểu đường glibenclamide.

Sau quá trình theo dõi và tiến hành kiểm tra máu, kết quả cho thấy lượng nhỏ chiết xuất từ măng tây tuy không làm cải thiện được nồng độ insulin trong cơ thể nhưng vẫn giúp kiểm soát đường huyết. Khi sử dụng chiết xuất măng tây với số lượng lớn mới thấy rõ được tác dụng của việc sản xuất insulin ở tuyến tụy. Vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu thêm và nhóm nghiên cứu sẽ hướng đến thử nghiệm trên cơ thể người.

Bài viết hữu ích liên quan tới vấn đề ăn uống mà bệnh nhân tiểu đường cần biết: Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường

3. Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

Những chủ đề ăn uống luôn được người bệnh tiểu đường quan tâm. Bệnh nhân có thể do dự rằng khi bị tiểu đường có được ăn món ăn này không, ăn có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu không…Và không phải bất cứ lúc nào cũng có thể nhận lời tư vấn từ bác sĩ. Dưới đây là những lời tư vấn giúp giải đáp những câu hỏi như “Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?” “Bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không?” Để giúp bệnh nhân không còn băn khoăn về vấn đề này.

Hỏi: “Người bệnh tiểu đường có được ăn măng không?”

Trả lời: Người bệnh tiểu đường không phải là phải thiết chặt một chế độ kiêng khem mọi thứ. Ngay cả những thực phẩm có thể làm tăng lượng đường máu vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên phải biết cách ăn chừng mực và chia nhỏ lượng thức ăn. Bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được măng và măng còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe đối với người tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

4. Lợi ích sức khỏe khi người tiểu đường ăn măng

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi người tiểu đường ăn măng:

– Kiểm soát đường huyết

Măng ít đường và nhiều chất xơ nên có tác dụng làm giảm lượng đường máu và tốt đối với người tiểu đường.

– Cải thiện hệ tim mạch

Măng có nhiều dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như kali, selen tốt cho hệ tim mạch.

Thêm vào đó, măng có lượng carbohydrate thấp nên trở thành thực phẩm lý tưởng phòng chống các bệnh tim mạch. Chất xơ giúp đào thải cholesterol trong máu và giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.

– Tăng cường khả năng miễn dịch

Măng chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh.

– Phòng chống viêm

Măng tre có đặc tính giảm viêm, giảm đau và chữa lành vết thương nhanh chóng.

– Chống lại các gốc tự do

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, măng tre chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp loại bỏ các gốc tự do gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư.

5. Những người tiểu đường mắc các bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn măng tươi

Bệnh nhân tiểu đường đang gặp một trong số những tình trạng dưới đây tuyệt đối không nên ăn măng tươi:

– Người bị đau dạ dày

Các chuyên gia khuyến cáo đối với những bệnh nhân đang đau dạ dày hoặc đang uống thuốc điều trị dạ dày không nên ăn măng do hàm lượng acid cyanhydric chứa trong măng là chất gây hại tới dạ dày.

– Người bị bệnh gút

Bệnh nhân bị bệnh gút cần cẩn trọng với chế độ ăn uống làm tăng lượng acid uric trong máu. Măng làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, bệnh nhân bị gút cần tránh ăn loại thực phẩm này.

– Người bị bệnh thận

Chế độ ăn uống đối với người suy thận do tiểu đường hoặc người bị bệnh thận mãn tính nên hạn chế thực phẩm giàu kali. Mà măng là loại thực phẩm giàu kali nên bệnh nhân bị bệnh thận nên tránh.

– Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong quý đầu được khuyến cáo nên hạn chế ăn măng. Trong giai đoạn những tháng đầu thai kỳ, thai phụ chưa thích nghi được với sự thay đổi của cơ thể và thường bị ốm nghén nhiều nên thường ăn ít hơn bình thường. Khi ăn măng, mẹ bầu hấp thu nhiều chất xơ dẫn đến no lâu, đầy hơi. Ngoài ra, nếu măng không được chế biến đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây nhiều ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không? 1
Những người nào tuyệt đối không được ăn măng?

6. Một số lưu ý khi người tiểu đường ăn măng

Mặc dù măng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người tiểu đường, tuy nhiên người tiểu đường không nên hấp thụ quá nhiều. Mỗi bữa không nên ăn quá nửa kg măng. Ăn nhiều măng có thể dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đối với đường tiêu hóa. Ngoài ra, người tiểu đường cần tính toán lượng calo nạp vào cơ thể và cân đối các chất dinh dưỡng.

Măng cần được sơ chế để phòng ngộ độc bởi có chất độc glucozit sinh ra acid.

Khi ăn măng tươi cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có chất độc glucozit sinh acid cyanhydric. Dưới đây là cách chế biến giúp người tiểu đường ăn măng an toàn:

– Măng tươi cần được luộc lại 2-3 lần. Có thể bóc vỏ, để nguyên hoặc cắt nhỏ. Sau khi luộc cần xả lại bằng nước sạch.

– Sau khi luộc măng, cần ngâm vào nước gạo trong vòng 2 ngày (thay nước gạo thường xuyên 2 lần/ngày) .

– Măng sau khi đã sơ chế có thể dùng để nấu món ăn.

Lưu ý: Khi luộc măng, cần mở vung để chất độc bay hơi. Trường hợp măng có màu trắng và vàng bất thường hoặc có mùi hôi thì không nên sử dụng.

Bạn đang xem bài viết:Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Người tiểu đường nhổ răng được không?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, sức đề...
Ăn các loại hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 
Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard...
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Người sống chung với tiểu đường tuýp 2 được cho là có tốc độ...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Bệnh tiểu đường được công nhận là bệnh quốc gia, và số lượng bệnh...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Người tiểu đường nhổ răng được không?
Ăn các loại hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường