Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm?

Cỡ chữ:
A A
Cơm trắng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Người mắc tiểu đường có nên ăn nhiều cơm không và tiểu đường ăn gì thay cơm thì hợp lý?

1. Nguy cơ mắc tiểu đường do ăn nhiều cơm trắng

Theo một nghiên cứu tại Đại học Y tế công cộng Harvard cho biết việc ăn một chén cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 11%, mối liên hệ này đối với người Châu Á cao hơn so với Châu Âu. Tại sao lại có nhiều nguy cơ mắc tiểu đường do ăn nhiều cơm trắng?

Có thể lý giải rằng, ở lối sống hiện đại, con người ngày càng ít vận động, đời sống cải thiện nên không còn thường xuyên đi bộ, đi xe đạp, ít di chuyển hơn. Theo TS.BS Nguyễn Văn Tiến, nguyên giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết, một trong số những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là do môi trường sống, lối sống hiện nay của người Việt Nam.

Thêm vào đó người Việt Nam có thói quen ăn uống nhiều chất bột đường, ít chất xơ, đặc biệt ăn nhiều cơm trắng và vì thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cơm trắng được chế biến từ các loại gạo đã được xay xát kỹ, có chỉ số đường huyết cao, tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu. Do đó, khi mọi người hấp thụ cơm trắng, đường hấp thu vào máu nhanh chóng.

Tóm lại nguy cơ mắc tiểu đường do ăn nhiều cơm trắng một phần là do cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, nhưng nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào lối sống con người hiện đại, ít vận động, ăn nhiều chất bột đường, ít hấp thu chất xơ.

Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm?
Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm?

2. Người bệnh tiểu đường nên hay không nên ăn cơm trắng?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh đáng sợ, chủ yếu là do những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra như bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, suy thận. Chế độ ăn cho người tiểu đường là mối quan tâm của nhiều người bệnh nhằm kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng xảy ra. Do cơm là thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, nhưng lại có chỉ số đường huyết khá cao. Vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

Khi ăn cơm trắng đường hấp thu vào máu nhanh chóng, tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để giảm lượng đường máu tăng cao ấy, nhưng tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường thường không hoạt động tốt nên việc tiết insulin kém hiệu quả hơn và từ đó làm tăng cao chỉ số đường huyết sau ăn.

Cơm trắng là loại có chỉ số đường huyết trong thực phẩm GI cao (GI=83) không tốt cho lượng đường trong máu nhưng lại chứa lượng carbohydrate cao, đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Người bệnh có thể dùng những loại thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, mỳ và các loại rau củ chứa tinh bột vào thực đơn dành cho người tiểu đường nhưng phải tính toán hợp lý và điều độ. Vì thế, bệnh nhân không cần bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn, chỉ nên điều chỉnh lượng cơm ở mức độ thích hợp, thấp hơn người bình thường.

3. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Lượng hấp thu cho phép là bao nhiêu?

Mục 2 đã đưa ra câu trả lời khái quát về việc bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều cơm không và để nhấn mạnh lại, bệnh nhân nên nhớ rằng: Nên điều chỉnh lượng cơm ở mức độ thích hợp, thấp hơn người bình thường. Lượng hấp thu cho phép được gợi ý với bệnh nhân là: “Nếu thực đơn của người bệnh với mục tiêu tinh bột mỗi bữa khoảng 45-60g thì chỉ nên hấp thụ một bát cơm trắng”.

Ngoài ra, khi bệnh nhân ăn cơm nên kết hợp với những món ăn dinh dưỡng bổ sung khác như các loại protein từ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá thu…

Việc ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn cũng làm giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, giảm đường huyết ở bệnh nhân.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: “Chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cũng có hiệu quả phòng ngừa cúm“.

4. Loại gạo tốt nhất dành cho người bị tiểu đường

Thay vào việc người bệnh tiểu đường ăn cơm trắng, có thể lựa chọn loại cơm khác để thay thế cơm trắng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhưng không làm tăng đường huyết sau ăn ở họ. Gạo lứt và gạo mầm được coi là loại gạo tốt nhất dành cho người bị tiểu đường.

– Gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài và có nhiều lợi ích sức khỏe cho bệnh tiểu đường. Lớp cám có trên hạt gạo lứt giúp insulin trong cơ thể được tổng hợp hiệu quả hơn.

Gạo lứt giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B6, vitamin B3), vitamin E, magie, mangan, sắt và cung cấp nhiều chất xơ. Ăn gạo lứt tốt cho các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và việc kiểm soát cân nặng. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, chống táo bón, nhuận tràng, giúp làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu, tốt đối với bệnh tiểu đường.

– Gạo mầm

Gạo mầm là gạo lứt còn nguyên phôi, sản phẩm từ quá trình nảy mầm của gạo lứt với các tác dụng quý cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, chứa chất dinh dưỡng đặc biệt là gamma aminobutyric acid (GABA), các loại dinh dưỡng khác như: canxi, vitamin E, vitamin B1, B6, niacin… Gạo mầm chứa lượng đường tương đối thấp nên không làm tăng cao lượng đường trong máu của bệnh nhân sau ăn. Gạo mầm còn chứa lượng chất xơ gấp 3 lần gạo trắng tốt cho người tiểu đường.

Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm? 1
Người bệnh tiểu đường có thể thay thế gạo trắng thành gạo lứt và gạo mầm. Bệnh nhân tiểu đường ăn gì thay cơm?

Xem chi tiết: Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!

5. Bệnh nhân tiểu đường ăn gì thay cơm?

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tham khảo một số lựa chọn thực đơn thay thế cho cơm để kết hợp vào bữa ăn hàng ngày. Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm, thực đơn xây dựng nên như thế nào?

Ngoài thay thế cơm trắng bằng các loại gạo như gạo lứt và gạo mầm thì ăn nhiều các loại rau củ cũng là một phương hướng giúp bệnh nhân có những lựa chọn khác tốt cho sức khỏe. Các loại rau củ giàu chất xơ, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác mà lại ít carbohydrate. Các loại rau người tiểu đường khuyến khích nên ăn là rau súp lơ xanh, nấm, cà tím, rau bina, bí đao….

Hạt diêm mạch cũng là một thực phẩm bệnh nhân có thể lựa chọn thay cơm có chứa lượng carbohydrate tương đương với cơm nhưng lại giàu protein và chất xơ.

Giải pháp cho người mắc bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm bằng một số thực đơn gợi ý dưới đây:

– Súp lơ xanh xào ăn thay cơm

Chuẩn bị: Dầu ô liu, hành, súp lơ xanh, chanh, gia vị.

Cách thực hiện: Sơ chế súp lơ xanh. Phi hành với dầu ô liu tới khi chín vàng và cho súp lơ xanh vào chảo, xảo trong khoảng từ 3-5 phút. Nêm gia vị vừa đủ, thêm chút chanh, rau mùi tạo mùi thơm.

Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm? 2
Súp lơ xanh tốt cho bệnh tiểu đường

– Hạt diêm mạch nấu với rau mùi và chanh

Nguyên liệu: Dầu hạt cải canola, hành; tỏi; hạt diêm mạch; nước hầm gà ít muối; nước chanh; ngò tươi.

Cách thực hiện: Phi hành tỏi với một ít dầu đến khi chín vàng. Xào sơ hạt diêm mạch trong khoảng 2-3 phút. Thêm nước hầm gà và nước chanh đun cho đến khi sôi. Giảm nhiệt độ và ninh nhừ trong khoảng 15 phút. Cho thêm ít chanh và ngò tươi và có thể sử dụng ngay.

Bài viết trên là những chú ý đối với người bệnh tiểu đường ăn cơm trắng. Qua đó, bệnh nhân biết được rằng bị tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm? Những loại gạo tốt nhất dành cho người tiểu đường và cách ăn cơm hợp lý không làm tăng lượng đường trong máu.

Bạn đang xem bài viết:Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, vì thế việc tiêm...
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì? So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì ? Bệnh tiểu đường tuýp 1 và...
Tổng hợp những loại trái cây chứa nhiều đường
Chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng nên hấp thụ đường ở mức giới...
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực là...
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Một nghiên cứu đã đưa ra rằng bóng đá là phương pháp vận động...
Chất xơ
Danh mục nội dungChất xơ là gì?Chất xơ có hiệu quả gì?Những loại thực...
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì? So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Tổng hợp những loại trái cây chứa nhiều đường
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Chất xơ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường